Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

AI LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN?

1. Văn phòng đại diện là gì?

Theo Khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020:

“ Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.” 

Theo đó, doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện (VPĐD) ở trong nước và nước ngoài.

Và, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều VPĐD tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Chức năng của văn phòng đại diện bao gồm:

  • Một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác;

  • Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;

  • Có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên.

2. Cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện

Chức năng của VPĐD trên thực tế không quá phức tạp. Do đó, cơ cấu tổ chức VPĐD cũng khá đơn giản. Chức danh người đứng đầu VPĐD sẽ là “Trưởng văn phòng đại diện”. Với các chức năng của mình, VPĐD sẽ có thể thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng phục vụ cho các hoạt động của mình. Các hoạt động của VPĐD như mua sắm thiết bị, thuê mặt bằng, ký kết hợp đồng lao động với nhân viên làm việc tại văn phòng.

Nhìn chung, cơ cấu của VPĐD hầu hết phụ thuộc vào công ty mẹ quyết định. Công ty mẹ là đơn vị duy nhất có quyền quyết định cơ cấu tổ chức của VPĐD. Và VPĐD chỉ được hoạt động dưới sự cho phép của công ty mẹ.

3. Đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Trường hợp thành lập văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

- Thông báo thành lập văn phòng đại diện;

- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

4. Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.

5.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 cũng như Bộ luật Dân sự 2015, khi pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của họ được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Do Luật Thương mại chỉ quy định văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty nước ngoài được quyền thuê lao động, và không quy định công ty nước ngoài thuê lao động để làm việc cho văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam, nên văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty nước ngoài được ký hợp đồng lao động thuê nhân viên làm việc cho văn phòng đại diện đó, công ty nước ngoài không có cơ sở để làm điều này.

Hợp đồng lao động của các nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện được xem là phù hợp với quy định của pháp luật nếu được ký giữa văn phòng đại diện và các nhân viên đó. Hợp đồng lao động của các nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện nhưng ghi là ký với đại diện công ty nước ngoài là không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo  quy định của Nghị định 75/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định 75).

Theo đó, “Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam” được định nghĩa tại điều 2 của Nghị định 75 bao gồm một số tổ chức được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp phép thành lập, trong đó có các văn phòng đại diện tại Việt Nam của các công ty nước ngoài, nhưng không bao gồm các công ty nước ngoài đó.

Người viết bài ủng hộ quan điểm “văn phòng đại diện là người sử dụng lao động” do nhận thấy các quy định có liên quan của pháp luật thương mại và pháp luật lao động đều khẳng định quan điểm này.

Do pháp luật Việt Nam không định nghĩa công ty nước ngoài là “tổ chức nước ngoài tại Việt Nam” để có thể ký hợp đồng lao động, nên việc các nhân viên cho rằng công ty nước ngoài ký hợp đồng lao động với lao động Việt Nam để tuyển dụng họ làm việc cho văn phòng đại diện của công ty tại Việt Nam là không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Vì vậy, hợp đồng lao động của các nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện được xem là phù hợp với quy định của pháp luật nếu được ký giữa văn phòng đại diện và các nhân viên đó. Hợp đồng lao động của các nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện nhưng ghi là ký với đại diện công ty nước ngoài là không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !