Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THÀNH LẬP CÔNG TY CỒ PHẦN

Một trong những mô hình doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức thành lập phổ biến gần đây là Công ty cổ phần. Có thể thấy, mô hình này xuất hiện chỉ xếp sau so với loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn. 

1.       Đặc điểm của công ty cổ phần
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, có vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần bằng nhau, mà người sở hữu những cổ phần này, gọi là cổ đông. Để thành lập một công ty cổ phần cần tối thiểu 3 thành viên và số lượng thành viên không bị hạn chế.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và ngoài ra, pháp luật quy định với loại hình doanh nghiệp này, các cổ đông công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

2.       Ưu điểm của việc thành lập công ty cổ phần
Từ góc độ pháp lý, công ty cổ phần có những ưu điểm có thể được nhắc đến như sau:
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên cũng hạn chế trách nhiệm của các cổ đông khi góp vốn đầu tư, ngoài ra còn có tính tổ chức cao, có khả năng hoàn thiện về vốn và hoạt động mang tính xã hội hoá cao. Các cá nhân, tổ chức có xu hướng thường tham gia vào mô hình công ty cổ phần vì công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty, các thành viên công ty, chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn họ đã góp cho công ty.

Công ty cổ phần không hạn chế số lượng thành viên tham gia và phạm vi đối tượng tham gia là khá rộng. Việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần diễn ra tự do, chỉ trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hơn nữa, chỉ có công ty cổ phần là có quyền phát hành chứng khoán nên việc huy động vốn cũng trở nên dễ dàng, linh hoạt hơn. Đây là một trong những cơ hội nếu nhà đầu tư muốn mở rộng tiềm lực kinh doanh đa ngành nghề, thì có thể nhanh chóng sinh lời.  

3.      Điều kiện riêng và đối tượng được thành lập công ty cổ phần
Khi thành lập công ty cổ phần, điều kiện riêng đầu tiên cần ít nhất 03 thành viên là cổ đông sáng lập cùng đứng ra thành lập công ty.
Đối với chủ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định rõ trường hợp cá nhân, tổ chức không được thành lập công ty cổ phần mà chỉ quy định chung tại điều 17 về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. Theo đó, chỉ những cả nhân không thuộc khoản 2 điều này là không có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  •  Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  •  Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  •  Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !