Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

SO SÁNH PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

2. Khái niệm

Tại Điều 22 BLHS 2015 có quy định rằng phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.phong-ve-chinh-dang-324x160

Còn tại Điều 23 BLHS 2015 thì quy định tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.1_180769

 

3. So sánh

Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều là những quy định của BLHS 2015 mà người thực hiện các hành vi đó không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự do bản chất tình tiết đã loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội, để có thể phân biệt được phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết thì cần phải có sự so sánh sau đây: 

3.1. Điểm giống nhau:

- Thực hiện hành vi với mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

- Đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên trong cả dân sự hay hình sự thì hai trường hợp này đều không khiến người gây thiệt hại bị truy cứu trách nhiệm.

- Ngoài ra, pháp luật dân sự  cũng có quy định về loại trừ trách nhiệm dân sự cho 02 hành vi trên cũng như chủ thể thực hiện 02 hành vi cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra.

- Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự/dân sự và phải bồi thường thiệt hại.

3.2 Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Phòng vệ chính đáng

Tình thế cấp thiết

Khái niệm

Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên (Điều 22 BLHS 2015)

Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa (Điều 23 BLHS 2015)

Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi

Nguồn nguy hiểm dẫn đến phòng vệ chính đáng là những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác

Nguồn nguy hiểm có thể do hành vi của con người gây ra, ngoài ra nguồn nguy hiểm dẫn đến tình thế cấp thiết có thể còn là sự nguy hiểm do: thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra.

Phương thức thực hiện

Chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm.

Gây một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm.

Thiệt hại xảy ra 

Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết (không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra). Đây là mức độ đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của người tấn công. Mức độ cần thiết có thể là ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng.

Để đánh giá mức độ cần thiết cần căn cứ tương quan lực lượng giữa bên tấn công và bên phòng chính đáng, căn cứ vào công cụ phương tiện được dùng, vào mỗi quyết tâm của bên tấn công.

Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

 Người khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết phải lựa chọn cách khắc phục sự nguy hiểm, cân nhắc đánh giá thiệt hại do chính mình gây ra.

Đối tượng của hành vi

Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác.

Đây là căn cứ loại trừ được nguồn gốc nguy hiểm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp, chống tình trạng lợi dụng danh nghĩa phòng vệ chính đáng để vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội.

tình thế cấp thiết thì đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích.

Ưu tiên lựa chọn thực hiện

Không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng.

Phải là lựa chọn cuối cùng (không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra). 

 

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết, ta có thể tới hai ví dụ sau đây

Phòng vệ chính đáng:

Trong lúc chuẩn bị ngủ, anh K là chủ tiệm vàng nhìn qua camera giám sát cửa hàng được lắp trong phòng thì thấy có tên trộm dùng xà beng cạy cửa để đột nhập vào, khi anh K phát hiện và lao ra ngăn cản thì tên trộm đã dùng xà beng vụt vào người anh K 03 phát, anh K dùng tay không để đỡ và chụp được xà beng của tên trộm và vụt lại 01 cái, sau đó tên trộm nhảy ra ngoài và lên xe cùng đồng bọn tẩu thoát.

Hành vi chụp được xà beng của anh A và vụt lại gây thương tích cho tên trộm là hành vi phòng vệ chính đáng, không phải là tội phạm.

Tình thế cấp thiết:

Anh A trong lúc dừng xe bên đường thì phát hiện có một đối tượng giật điện thoại của một người phụ nữ, ngay lập tức anh tăng ga đuổi theo tên cướp, khi anh đuổi kịp thì anh đã yêu cầu đối tượng dừng xe nhưng tên cướp dùng bình xịt hơi cay để tấn công anh A, anh A chạy xe lên song song rồi dùng chân đạp ngã xe hắn đồng thời truy hô để người dân khống chế đối tượng, xe của đối tượng bị hư hỏng nhẹ và tên cướp chỉ bị trầy xước ngoài da, sau đó anh A cùng người dân bàn giao tên cướp cho lực lượng chức năng.

 

 Hành vi đạp ngã xe của anh A tuy gây hư hỏng xe và gây thương tích cho đối tượng cướp giật nhưng đã ngăn ngừa tội phạm kịp thời, thu hồi lại được tải sản của người bị giật nên hành vi của anh A không phải là tội phạm.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !