Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CSGT CÓ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH VI PHẠM GIAO THÔNG CỦA NGƯỜI DÂN KHÔNG?

1. Trách nhiệm chứng minh thuộc về ai?

*Căn cứ quy định Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định CSGT chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định thì CSGT chỉ xử phạt người vi phạm giao thông theo 03 nguyên tắc:

-Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

-Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

-Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.

*Căn cứ theo Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định,

Về nguyên tắc, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Tức khi xảy ra vi phạm, nếu có căn cứ cho rằng CSGT đã xử lý mình sai so với những quy định pháp luật thì: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. 

Thêm vào đó, tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA (được sửa bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA), khi phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì CSGT tiến hành dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trước khi xử phạt, CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện. Song người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh mình không vi phạm.

2. CSGT được quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ dù không vi phạm?

Một trong những quyền hạn của CSGT là được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị CSGT. (Tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA)

Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng phương tiện thực hiện việc kiểm soát, CSGT phải kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện gồm:

- Giấy phép lái xe;

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

- Giấy đăng ký xe;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định);

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, không chỉ riêng mỗi trường hợp phát hiện vi phạm giao thông thì CSGT mới được dừng xe kiểm soát mà vẫn còn 03 trường hợp khác, bao gồm:

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác.

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông.

Do vậy, ngay cả khi người điều khiển phương tiện không vi phạm quy định về an toàn giao thông thì CSGT vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra giấy tờ.

Do vậy, CSGT không cần phải chứng minh lỗi vi phạm của người tham gia giao thông trước khi yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Việc yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ là trái quy định của pháp luật.



LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !