Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU CÔNG NGHIỆP CÓ THỜI HẠN LÀ BAO LÂU?

  1. Hoạt động kinh doanh rượu

Ngày 01/11/2017, Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: 

- Hoạt động sản xuất rượu

- Hoạt động nhập khẩu rượu

- Hoạt động phân phối rượu

- Hoạt động bán buôn rượu

- Hoạt động bán lẻ rượu

- Hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

 Đối với từng hoạt động cụ thể, pháp luật đòi hỏi các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh tương tự. Giấy phép kinh doanh rượu có giá trị là bằng chứng pháp lý, các loại giấy phép kinh doanh rượu bao gồm:

- Giấy phép sản xuất rượu

- Giấy phép nhập khẩu rượu

- Giấy phép phân phối rượu

- Giấy phép bán buôn rượu

- Giấy phép bán lẻ rượu

- Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.


  1. Điều kiện kinh doanh rượu công nghiệp


Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền công nghiệp, khác hoàn toàn so với sản xuất rượu thủ công, do vậy có phần khắt khe hơn qua các điều kiện sau:

 

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

  • Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng

quy mô dự kiến sản xuất.

  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

  • Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

  • Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.

  • Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

 

  1. Hồ sơ cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp


Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (01 bộ) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp 

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

  • Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

  • Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

  • Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.


  1. Thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu


  • Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu.

  • Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  1. Thời hạn của giấy phép


Căn cứ theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép phân phối rượu: 

  • Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;

  • Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ có cùng thời hạn là 05 năm.


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !