Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ NHIỆM VỤ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA APEC CÓ ĐƯỢC CẤP THẺ ABTC KHÔNG?

1. Thẻ Doanh nhân APEC (ABTC) là gì?    
    Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg thì:
     Điều 3. Giải thích từ ngữ
     Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Thẻ đi lại doanh nhân APEC, gọi tắt là thẻ ABTC, là một loại thẻ do cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của mình sau khi nhận được sự đồng ý cho phép nhập cảnh từ các nền kinh tế thành viên khác.
     Qua quy định trên, có thể hiểu đơn giản, thẻ đi lại doanh nhân APEC cho phép các doanh nhân trong khối APEC được xét duyệt cấp thị thực trước cho việc đi lại, tạo thuận lợi cho nhập cảnh ngắn hạn vào các nước thành viên. Thẻ ABTC giúp các doanh nhân APEC không phải nộp đơn xin thị thực hoặc giấy phép nhập cảnh riêng lẻ, và được nhập cảnh nhiều lần vào các nước thành viên trong thời gian suốt 5 năm.
     Hiện Thẻ APEC có hiệu lực trên 19 nước và vùng lãnh thổ thuộc khối APEC, bao gồm: Úc, Brunei Darussalam, Chile, Trung Quốc, Hong-Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Bắc thuộc Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Canada và Mỹ là các thành viên trong giai đoạn chuyển tiếp.
     Theo Điều 4 Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg thì thẻ ABTC có hai dạng là thẻ cứng và thẻ điện tử. Thẻ ABTC cứng và thẻ ABTC điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Doanh nhân Việt Nam có quyền lựa chọn cấp thẻ ABTC cứng hoặc thẻ ABTC điện tử.
     Điều 4. Hình thức thẻ ABTC
     1. Thẻ ABTC có hai dạng là thẻ cứng và thẻ điện tử. Thẻ ABTC cứng và thẻ ABTC điện tử có giá trị pháp lý như nhau.
    2. Thẻ ABTC cứng là một dạng thẻ có kích thước hình chữ nhật, được in trên chất liệu đặc biệt theo công nghệ chung của các nền kinh tế thành viên và đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
    3. Thẻ ABTC điện tử là một dạng thẻ được cấp trên giao diện điện tử thông qua ứng dụng ABTC trên thiết bị điện tử thông minh có kết nối mạng internet.
    4. Doanh nhân Việt Nam có quyền lựa chọn cấp thẻ ABTC cứng hoặc thẻ ABTC điện tử.
    Hơn 200.000 thẻ đã được cấp cho Doanh nhân thuộc khối APEC. Tính đến nay đã có gần 40.000 thẻ ABTC được cấp cho các doanh nhân Việt Nam kể từ tháng 9-2005.
    Với thẻ APEC, doanh nhân có những đặc quyền sau:

  • Chủ động công tác đến 19 nước thành viên APEC mà không cần xin visa.

  • Được phép lưu trú lên đến 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.

  • Tiết kiệm chi phí visa nhờ thời hạn sử dụng thẻ lên đến 5 năm.

  • Lối đi riêng tại sân bay.

  • Được ưu tiên trong quá trình xin visa các nước phát triển khác như Anh, Mỹ, Canada, Đức… và các nước thuộc G20.

  • Không chỉ là visa đặc quyền mang lại lợi ích kinh tế, thẻ doanh nhân ABTC còn là một tấm danh thiếp danh giá đầy nội lực, bảo chứng cho năng lực kinh doanh, uy tín thương trường, sự tuân thủ luật pháp, khả năng đóng góp bền vững cho xã hội của các doanh nhân.

2. Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của APEC có được cấp thẻ ABTC không?
      Theo Điều 9 Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg quy định thì đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC bao gồm:
      Điều 9. Đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC
      1. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:
     a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;
     b) Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
    c) Kế toán trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.
     2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
      3. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam:
     a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch công ty; Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp;
      b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;
     c) Kế toán trưởng, Giám đốc bộ phận hoặc Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.
      4. Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.
      5. Trưởng đại diện, Phó Trưởng đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.
      Như vậy, căn cứ vào quy định trên, có thể thấy cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của APEC như tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC thì được xem xét cấp thẻ ABTC.


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !