Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? QUY TRÌNH THỦ TỤC BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU?


Tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ nêu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Như vậy, khái niệm “thương hiệu” cũng gần giống với khái niệm “nhãn hiệu” ở Việt Nam. Thế nên “bảo hộ thương hiệu” cũng được xem là “bảo hộ nhãn hiệu”.

1. Bảo hộ thương hiệu là gì?

Như đã trình bày ở trên, bảo hộ thương hiệu cũng được xem là bảo hộ nhãn hiệu. Bảo hộ nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ tiến hành các bước cần thiết bao gồm chuẩn bị nhãn hiệu, nộp hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu, nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ cơ quan chức năng.

Sau khi nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của chủ sở hữu.

Nhãn hiệu là một dấu hiệu độc quyền của một tổ chức, cá nhân. Nhãn hiệu là nền tảng cho một tổ chức, cá nhân trong việc phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của họ. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài). Sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải sử dụng liên tiếp trong 5 năm liền, nếu không các chủ thể khác có quyền được hủy bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ. (Điều 87, Điểm d khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi, bổ sung 2019)

Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục hành chính thực hiện bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cơ quan này sẽ là nơi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và ra quyết định cuối cùng về việc có cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho chủ sỡ hữu.

2. Quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu

Bước 1: Lựa chọn thương hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ

Để đăng ký thành công thương hiệu cần lưu ý một số yếu tố khi lựa chọn thương hiệu như sau:

- Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp các yếu tố dùng làm thương hiệu, không trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu hay logo đã được cấp văn bằng bảo hộ;

- Không dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký.

- Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký thương hiệu…

Bước 2: Tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu cần bảo hộ

Căn cứ theo dữ liệu trên thư viện số Sở hữu công nghiệp, bạn tra cứu xem thương hiệu của mình có khả năng đăng ký độc quyền không. Tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Người nộp đơn có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Sau khi nộp đơn, Cục sẽ cấp số nhận đơn và ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu. Đây là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Từ đó, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành xử lý hồ sơ

- Thẩm định hình thức

Sau khi tiếp nhận đơn, Chuyên viên của Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn sau 01 tháng từ ngày nộp đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

- Công bố đơn

Trong thời gian 2 tháng kể từ khi có kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ.
- Thẩm định nội dung

Thời gian thẩm định nội dung đơn kéo dài từ 9 – 12 tháng, nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nếu trong đơn theo điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.

Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Cơ sở pháp lý: Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !