Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?


1. Khái niệm và đặc điểm:

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Có thể nói rằng, quyền SHTT là tập hợp các quyền đối với thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật bảo hộ.

Một số đặc điểm của quyền SHTT là:

Thứ nhất, tài sản trí tuệ có đặc điểm vô hình: Cũng giống như các loại tài sản vô hình khác, tài sản trí tuệ không có bản chất vật lý, chúng tồn tại dưới dạng các thông tin, tri thức chứa đựng sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, do đó chúng ta không thể nhận biết sự tồn tại của chúng bằng các giác quan. Nhờ đó mà nó có thể được lan truyền, phổ biến trên phạm vi rộng và được nhiều người sử dụng ở nhiều nơi một cách độc lập với nhau.

Thứ hai, tính xác định được: Vì quyền SHTT có thể nhận biết thông qua nhận thức nên các bên có thể xác định được bản chất, phạm vi và công dụng của tài sản trí tuệ.

Thứ ba, tính kiểm soát được: Cụ thể, các chủ thể có thể điều khiển, sản xuất, duy trì, phát triển, mua bán, trao đổi, cho thuê,... tài sản trí tuệ bằng hành vi của mình.

Thứ tư, khả năng sinh lợi: Vì được xác định là một loại tài sản, do đó nó có khả năng sinh lợi thông qua việc chủ thể sử dụng, mua bán, chuyển giao, cho thuê,... lợi ích mà chủ sở hữu có được có thể là vật chất hoặc tinh thần tuỳ vào thỏa thuận.

Thứ năm, tính sáng tạo và đổi mới: Đây là đặc tính riêng biệt giúp phân biệt tài sản trí tuệ với các dạng tài sản vô hình khác được thể hiện ở chỗ, tài sản trí tuệ bản thân nó phải là một đối tượng mới hoặc khác biệt, hoặc là một đối tượng đã biết nhưng được bổ sung cái mới.

Theo đó, quyền SHTT có yếu tố nước ngoài cũng bao gồm các nhóm quyền: nhóm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, nhóm quyền sở hữu công nghiệp và nhóm quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, nó có sự khác biệt đặc trưng với quyền SHTT được pháp luật quốc gia nước sở tại bảo hộ. Trong phạm vi quốc tế, quyền SHTT có yếu tố nước ngoài rất đa dạng và phức tạp.


2. Quy định về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài:

Điều 679 BLDS 2015 quy định như sau: “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ”. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu rằng:

Thứ nhất, vì tính lãnh thổ đặc trưng của loại quyền này, mà nó chỉ được phát sinh trên cơ sở pháp luật của nước nào chỉ bảo hộ ở nước đó mà thôi. Nghĩa là, nếu đối tượng của quyền SHTT được khai thác, sử dụng tại quốc gia mà nơi đó chủ thể chưa đăng ký bảo hộ hoặc không đủ điều kiện để được pháp luật bảo hộ quyền SHTT đó thì nó không được bảo hộ. Ví dụ: một tác phẩm được đăng ký bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam sẽ chỉ được pháp luật Việt Nam bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, còn tại Hoa Kỳ hay Campuchia thì tác phẩm đó lại không được bảo hộ. Tuy nhiên, xét về tính sáng tạo và lẽ công bằng mà chủ thể sáng tạo ra tài sản trí tuệ đó đáng lẽ được hưởng, nên để quyền SHTT của các chủ thể này được bảo hộ trong phạm vi quốc tế thì các quốc gia có thể tham gia các điều ước quốc tế, để ngăn chặn hành vi xâm phạm đến quyền SHTT ở cả những quốc gia mà pháp luật không có hiệu lực bảo hộ. Cụ thể, Việt Nam đã tham gia các Điều ước quốc tế và Hiệp định song phương liên quan đến SHTT như sau:
Các Điều ước quốc tế:

1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

2. Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Công ước Stockholm)

3. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

4. Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT)

5. Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent

6. Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp

7. Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

8. Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

9. Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa

10. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật

11. Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng

12. Thỏa ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp

13. Hiệp định Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ

14. Thỏa ước Nicevề phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu

15. Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu

16. Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp

17. Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế

18. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới

19. Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ

20. ASEAN Economic Community Blueprint

21. ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership Agreemen

22. ASEAN - Australia - New Zealand Free Trade Agreement (IP provisions)

Các Hiệp định song phương:

1. Hiệp định song phương Việt – Mỹ (BTA)

2. Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ (phần sở hữu trí tuệ.

3. Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

4. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (phần sở hữu trí tuệ)

Thứ hai, cũng theo quy định tại Điều 679 nêu trên, chủ sở hữu của tài sản trí tuệ có thể đăng ký bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau, khi yêu cầu bảo hộ quyền SHTT ở đâu thì áp dụng pháp luật nước đó. Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ sẽ tuỳ thuộc vào pháp luật của quốc gia đó, có thể giống hoặc khác. Ví dụ, nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam và Hoa Kỳ thì sẽ được pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ bảo hộ theo các nguyên tắc của mỗi pháp luật quốc gia đó. Cũng có trường hợp ngoại lệ là nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần đăng ký bảo hộ tại Việt Nam cũng sẽ được đương nhiên bảo hộ (như Coca-cola, KFC,...).

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !