Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Chống người thi hành công vụ là những hành vi như thế nào?

Chống người thi công vụ là việc thực hiện các hành vi nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao, nó thuộc một trong các hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính và nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng ngoài bị xử phạt hành chính còn có thể chịu ràng buộc hình sự nếu thuộc vào các trường hợp cấu thành cả hai tội cố ý gây thương tích và tội chống người thi hành công vụ. 

*Ở đây người người thi hành công vụ ở đây gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

*Các hành vi chống người thi hành công vụ thường thấy nhất gồm:

- Không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ;

- Các hành vi khác.

Ví dụ: Khi bạn vi phạm luật ATGT khi tham gia giao thông, Cảnh sát giao thông yêu cầu bạn dừng xe xuất trình kiểm tra giấy tờ xe và xử phạt hành chính, nhưng bạn lại có hành động chống đối gây gỗ, đồng thời gây cản trở quá trình lập biên bản xử phạt, như vậy hành động nêu trên chính là một minh chứng điển hình cho việc chống đối người thi hành công vụ, nghiêm trọng hơn nếu bạn có hành vi quá khích nhằm chửi bới hoặc gây ra thương tích cho người thi hành công vụ trong quá trình giải quyết trên, để lại hậu quả nghiêm trọng thì như đã đề cập từ trước, cá nhân có thể còn bị cấu thành tội hình sự.

Khung hình phạt

Hành vi cố ý gây thương tích khi thi hành công vụ, cụ thể sẽ bị xử phạt dựa trên hai mức độ và hai hành vi chính:

- Mức xử phạt hành chính:

Căn cứ Điều 20 Nghị Định 167/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

-Mức xử phạt hình sự:

1/Thuộc một trong các hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, cụ thể là tội chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt cao nhất lên tới 07 năm tù,  tại quy định Điều 330 Luật Hình sự 2015 có thể thấy:

- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm

phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

2/ Gây ra thương tích

Trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích như sau (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017).

– Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 06 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% – 30%;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ Luật này.

– Khung 03:

Phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% – 60%;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% – 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

– Khung 04:

Phạt tù từ 07 – 14 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết người;

  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% – 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

– Khung 05:

Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết 02 người trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Tóm lại, để tránh gây ra những sai phạm pháp luật, gây ra những hậu quả đáng tiếc thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người khác. Hi vọng mỗi cá nhân hãy nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đồng thời tôn trọng những người thi hành công vụ để không gây cản trở quá trình thực thi pháp luật và gây thiệt hại về bản thân mình.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !