Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

MẤT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU VÀO BỊ PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?

1. Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP thì hoá đơn được quy định là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Và một hoá đơn được công nhận là hợp pháp khi hoá đơn đáp ứng đúng và đầy đủ về mặt hình thức cũng như nội dung được quy định tại Nghị định này.

Theo đó, hoá đơn giá trị gia tăng được xác định là một loại chứng từ do người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ lập và ghi nhận thông tin hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên mua hoặc sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Hoá đơn giá trị gia tăng là hoá đơn được bên bán lập và xuất thành 02 liên. Liên 01 là bên bán giữ và được gọi là hoá đơn giá trị gia tăng đầu ra còn liên 02 giao cho khách hàng và được gọi là hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào của khách hàng. Cả hai liên đều được xác định là một căn cứ để tính thuế trong quá trình hoạt động, kinh doanh của các bên.

Như vậy, hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào được xác định là một loại hóa đơn mua hàng hay hiểu đơn giản là chứng từ dùng để chứng minh nghiệp vụ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, duy trình hoạt động trong tổ chức. Hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào cũng là một căn cứ để quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở mỗi kỳ tính thuế.

 

2. Lập hóa đơn giá trị gia tăng

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hoá đơn giá trị gia tăng được xác định như sau:

+ Đối với hoạt động bán hàng hoá thì thời điểm lập hoá đơn giá trị gia tăng được xác định là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua và không phân biệt người mua hàng hóa đã thanh toán hay chưa;

+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thì thời điểm xuất hoàn đơn giá trị gia tăng là thời điểm thu tiền cung ứng dịch vụ (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc thu tiền tạm ứng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng);

+ Đối với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao hàng hoá theo từng hạng mục hoặc cung ứng dịch vụ theo từng công đoạn thì mỗi lần bàn giao đó sẽ phải lập hoá đơn giá trị gia tăng với từng lần.

3. Xử phạt vi phạm hành chính với hóa đơn giá trị gia tăng 

Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP) có quy định Điều 26 về hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định cụ thể như sau:

a) Phạt cảnh cáo với các trường hợp: 

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.

b) Phạt tiền với các trường hợp: 

1.  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

2.  Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;

+ Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ;

Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế;

Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

(Nghị định 125/2020/NĐ-CP hiện hành không áp dụng xử phạt đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế.)

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ các trường hợp 1, 2 và trường hợp bị phạt cảnh cáo đã nêu ở trên.

(Quy định hiện hành yêu cầu xử phạt đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc lưu trữ.)

4. Xử phạt trong trường hợp do lỗi của bên thứ ba

Khi xảy ra mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng do lỗi của bên thứ ba:

+ Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt;

+ Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.

Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !