Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

LẬP NHÓM “BÁO CHỐT” CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÌ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

1. Cảnh sát giao thông thường lập chốt ở đâu để kiểm soát giao thông?

Cảnh sát giao thông thường lập chốt kiểm soát giao thông ở các vị trí chiến lược như:Ngã tư, ngã ba: Đây là những điểm giao cắt quan trọng trong hệ thống đường, nơi có sự di chuyển nhiều phương tiện và có nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Đường cao tốc hoặc đường quốc lộ: Các tuyến đường này thường có mật độ xe cộ lớn và tốc độ di chuyển cao, do đó việc kiểm soát giao thông ở đây rất quan trọng để bảo đảm an toàn. Khu vực kinh doanh sầm uất: Những khu vực có mật độ dân cư và hoạt động kinh doanh sôi nổi thường được công an giao thông quan tâm để giải quyết vấn đề ùn tắc và duy trì trật tự giao thông. Gần các điểm dừng công cộng: Chỗ dừng xe buýt, ga xe lửa hay bến xe là những điểm thu hút nhiều người và phương tiện di chuyển, việc kiểm soát ở các khu vực này giúp duy trì luồng giao thông liên tục. Khu vực đô thị: Trong các khu vực đông dân cư, công an giao thông thường lập chốt để kiểm soát tốc độ và tuân thủ luật giao thông. Tuy nhiên, việc lập chốt kiểm soát giao thông có thể linh hoạt và phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương. 

Cụ thể, 

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 05.8.2020 của Bộ Công an, có 3 hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông gồm: Tuần tra, kiểm soát cơ động; Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông; Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông.

Tuy nhiên, để tránh việc tùy tiện lập chốt kiểm tra, Điều luật có quy định các hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông kể trên phải thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với việc tuần tra, kiểm soát giao thông tại một điểm trên đường. Thông tư 65/2020/TT-BCA yêu cầu phải lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và đảm bảo đủ ánh sáng.

Như vậy, Cảnh sát giao thông có thể lập chốt kiểm soát giao thông tại bất cứ đoạn đường nào đường cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Dùng mạng xã hội báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:

Điều 102: Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

...

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

...

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

...

Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

...

3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

…”

Như vậy, hành vi sử dụng mạng xã hội báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được xem là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Khi dừng phương tiện để kiểm soát thì cảnh sát giao thông phải tuân thủ quy định gì?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về dừng phương tiện để kiểm soát như sau:

- Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

+ Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

+ Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác

Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

+ Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

+ Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định và yêu cầu sau đây:

(1) Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

(2) Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông.

Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;

+ Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

(1) Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

(2) Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp:

(3) Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời;

(4) Phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm;

(5) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc;

(6) Phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc.

Lưu ý: Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay. 





LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !