I. Quy định pháp luật về phạt nguội
Hiện nay, để phân biệt với hình thức xử phạt vi phạm giao thông tại thời điểm có hành vi vi phạm, người ta sử dụng thuật ngữ “phạt nguội”.
Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.
Ngoài các dữ liệu từ camera, cơ chế phạt nguội còn có thể áp dụng khi có các tư liệu vi phạm quy định tại Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội:
Theo đó, thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
- Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
II. Cho khách thuê xe bị phạt nguội
Hiện nay có thể hiểu phạt nguội chính là việc xử lý vi phạm khi các phương tiện tham gia giao thông vi phạm sau một khoảng thời gian nhất định. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã vi phạm quy định về giao thông nhưng không bị xử lý ngay khi vi phạm. Mà thông qua hình ảnh của vụ vi phạm được hệ thống giám sát ghi lại bằng hệ thống lắp đặt gửi về cho trung tâm xử lý.
Theo đó, tại khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
...
8. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
a) Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện;
b) Trường hợp chủ phương tiện là tổ chức, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.
Như vậy, khi xe dính phạt nguội, phía Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan đến làm việc để giải quyết vụ việc vi phạm.
- Trong trường hợp xe cho thuê bị phạt nguội, chủ xe sẽ là người được CSGT liên hệ xử lý, vì đó là thông tin duy nhất mà cơ quan chức năng có để ra quyết định xử phạt.
Lúc này, dù không trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm nhưng chủ xe vẫn bắt buộc phải đến theo thông báo và có nghĩa vụ hợp tác với lực lượng CSGT để xác định người trực tiếp lái xe thực hiện hành vi vi phạm.
- Trường hợp chứng minh được mình không thực hiện và hỗ trợ CSGT xác định chính xác người vi phạm, chủ xe sẽ không phải nộp phạt nguội.
Mặc dù trong hợp đồng cho thuê xe tự lái thường có thông tin của người thuê nhưng khi nhận thông báo về phạt nguội, chủ xe chưa chắc đã liên hệ được với người thuê do họ đã thay đổi số điện thoại, địa chỉ.
Nếu không chứng minh, giải trình được mình không phải người điều khiển phương tiện vi phạm, không thực hiện và hợp tác với cơ quan chức năng xác định người vi phạm, thì chủ xe lúc này sẽ không phải nộp phạt nguội với thông báo tiền phạt này.
III. Tránh rủi ro khi cho thuê xe
Theo quy định đã phân tích nêu trên thì khi xe cho thuê dính phạt nguội mà chủ xe chứng minh được mình không phải người điều khiển đồng thời hỗ trợ lực lượng CSGT xác minh được người vi phạm thì sẽ không phải nộp phạt nguội.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp bên kia cố tình không nộp phạt nguội, chủ xe sẽ vướng vào rắc rối với việc đăng kiểm ô tô. Bởi nếu để quá hạn mà không nộp phạt, CSGT sẽ gửi thông báo đưa phương tiện vào phần mềm cảnh báo đăng điểm, dẫn tới phương tiện sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Như vậy để tránh rủi ro không chứng minh được yếu tố nêu trên thì chủ xe có thể thực hiện các việc sau:
1. Làm hợp đồng thuê rõ ràng
Khi lập hợp đồng thuê xe, chủ xe cần quy định rõ các nội dung liên quan đến việc chịu trách nhiệm trước cơ quan chức năng khi lái xe để xảy ra vi phạm để sau ngày nếu phải nộp phạt thay cho bên thuê xe thì có căn cứ để yêu cầu hoàn trả.
Nếu bên thuê không trả có thể khởi kiện yêu cầu bên thuê trả tiền
2. Yêu cầu cọc tiền khi bàn giao xe
Khi nhận bàn giao xe, chủ xe có thể yêu cầu bên thuê cọc tiền trong thời gian từ 20 ngày - 01 tháng. Trong thời gian đó, chủ xe cần kiểm tra phạt nguội trên các website hỗ trợ kiểm tra phạt nguội. Nếu có vi phạm đối với xe đã cho thuê, chủ xe chủ động khấu trừ tiền cọc để nộp phạt.
Trường hợp không phát hiện vi phạm trong thời hạn cọc tiền, chủ xe trả lại cho bên thuê số tiền cọc đã giữ.
3. Thường xuyên kiểm tra phạt nguội
Theo dõi xem phương tiện của mình có đang trong danh sách phương tiện bị phạt nguội hay không thông qua các trang web, ứng dụng tra cứu phạt nguội.
Theo 4 cách sau:
+ Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông
+ Tra cứu phạt nguội ô tô trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam
+ Tra cứu phạt nguội trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải
+ Tra cứu phạt nguội bằng ứng dụng trên thiết bị di động
Trong đó, có hai cách tra cứu phổ biến mà mọi công dân có thể thực hiện như sau:
- Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông:
Bước 1: Truy cập cổng thông tin: http://www.csgt.vn/. Chọn Mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh.
Bước 2: Nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)
Bước 3: Nhập mã bảo mật
Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.
- Tra cứu phạt nguội ô tô trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam:
Bước 1: Truy cập cổng thông tin: http://www.vr.org.vn/ptpublic/
Bước 2: Nhập biển số xe vào ô “biển đăng ký” và ấn “tra cứu”.
Bước 3: Xem các lỗi vi phạm (nếu có) bên dưới dòng “Thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện”. Nếu xe bị phạt nguội mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về. Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện đó không bị phạt nguội, việc đăng kiểm diễn ra bình thường. Nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm.
LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hotline: 0983 198 382
Email: luatkhangtri@gmail.com
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.