Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

ĐI TÙ RỒI CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHÔNG? KHÔNG CÓ TIỀN BỒI THƯỜNG THÌ SAO?

1. Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là gì?


- Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là trách nhiệm dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.


- Theo khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 các đối tượng sau được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự:


+ Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.


+ Bị hại có quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường.


2. Đi tù rồi có phải bồi thường thiệt hại không?


- Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Do đó, đi tù và bồi thường thiệt hại là hai trách nhiệm riêng biệt của người phạm tội trong vụ án hình sự, bởi vậy dù có đi tù thì người phạm tội vẫn phải chịu bồi thường thiệt hại nếu có.


3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?


- Nguyên tắc để yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện tương tự theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015:


+ Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thảo thuận bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương tức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp luật quy định khác.


+ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.


+ Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.


+ Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.


+ Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình


4. Không có tiền bồi thường thì sao?


- Trong trường hợp bị cáo không có khả năng bồi thường thiệt hại, trước tiên cần xác minh xem bị cáo có thuộc trường hợp được miễn bồi thường thiệt hại hay không. Các trường hợp được miễn bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có thể xuất phát từ thỏa thuận của hai bên, do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng (Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015) hoặc do sự kiện bất khả kháng (Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015). Ngoài ra, các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại ngoài hợp đồng cũng được quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có thể kể đến như do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại hoặc do các bên có thỏa thuận khác.


- Tiếp theo, nếu không thuộc trường hợp được miễn bồi thường thiệt hại thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án theo khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014. Nội dung xác minh nhằm xem xét bị cáo có tài sản nào khác hay không hay có nguồn công việc nào để tạo ra thu nhập hay không. Sau khi xác minh, nếu cơ quan thi hành án nhận thấy bị cáo còn tài sản khác và bị cáo không tự nguyện thực hiện bồi thường thì căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008.


- Cơ quan thi hành án có thể áp dụng một trong số các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với bị cáo theo cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008:


+ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.


+ Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.


+ Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.


+ Khai thác tài sản của người phải thi hành án.


+ Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.


+ Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.


- Trong trường hợp bị cáo không còn tài sản nào khác, cũng không thể khai thác được tài sản của bị cáo thì căn cứ khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !