Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

  1. Khái niệm 

Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp...

Về pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp, ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng ký doanh nghiệp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

  1. Căn cứ pháp lý liên quan đến hoạt động thành lập công ty/doanh nghiệp

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp

  • Người đại diện công ty

Có CMND, Căn Cước, hộ chiếu liên quan

Đảm bảo hành vi năng lực dân sự

Không thuộc nhóm đối tượng không được phép thành lập công ty/doanh nghiệp 

  • Tên đăng ký công ty

Tên công ty tuân thủ chữ cái trong bảng tiếng việt, các chữ F, J, Z, W và các ký hiệu khác liên quan

Tên loại hình công ty đi kèm Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , công ty cổ phần (Công ty CP) , công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

Thông tin đi kèm tên công ty bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty/doanh nghiệp

  • Địa điểm đăng ký kinh doanh

Địa điểm công ty/doanh nghiệp được phép đăng ký xác định chuẩn theo địa chỉ số nhà, ngõ, ngách, phố, tỉnh, thành phố cùng các thông tin khác như sđt, fax, email...

Chung cư, khu tập thể cho người dân sử dụng không được phép đăng ký trụ sở, trừ những trường hợp được cấp phép công ty được phép thuê.

  • Nguồn vốn công ty/ doanh nghiệp

Các công ty, doanh nghiệp trong vòng 90 ngày cần đáp ứng đủ số vốn điều lệ và pháp định tối thiểu với những ngành nghề yêu cầu điều kiện vốn pháp định, Trong trường hợp công ty không chuẩn bị được nguồn vốn công ty bắt buộc điều chỉnh nguồn vốn giảm tương đương nếu số vốn vẫn tuân thủ điều kiện vốn tối thiểu.

Thành lập doanh nghiệp đăng ký loại hình doanh nghiệp nào?

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục kế hoạch, nguồn vốn, mục tiêu, chiến lược là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty, doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam gồm có:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 

- Công ty TNHH một thành viên: loại hình công ty mà một tổ chức cá nhân đại diện vai trò là chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty.

Ưu điểm:

Toàn bộ quyền lực dồn vào chủ thể đại diện duy nhất giúp việc ra quyết định cũng như điều phối hoạt động nhanh gọn, đơn giản hóa được bộ máy cồng kềnh.

Nhược điểm: 

Mọi quyết định đều được quyết định đơn phương, rủi ro trong hoạt động, nghĩa vụ công ty, công ty TNHH một thành viên không có tư cách pháp nhân.

- Công ty TNHH nhiều thành viên: được thành lập dựa trên 2 tổ chức, cá nhân trở lên, các thành viên đều phải chịu trách nhiệm về hoạt động, nghĩa vụ của công ty. Số lượng thành viên trong công ty TNHH nhiều thành viên không vượt quá 50.

Ưu điểm: 

Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân về nghĩa vụ cũng như hoạt động liên quan. Mọi hoạt động quản lý cũng như điều phối công việc không quá phức tạp.

Nhược điểm: Công ty không có quyền phát hành cổ phiếu, chịu sự quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

  • Công ty cổ phần 

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có số vốn điều lệ được cổ phần hóa, các cổ đông đóng góp cổ phần sẽ có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đối với số vốn đã cổ phần đó.

Ưu điểm: 

Công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân và có quyền phát hành chứng khoán, tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần tương ứng của mình sau 3 năm tính từ ngày duyệt đơn thành lập công ty.

Công ty cổ phần thuận lợi trong việc kêu gọi, huy động góp vốn từ các nhà đầu tư hoặc chủ động trong việc huy động nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

Mua bán, chuyển nhượng cổ phần dễ dàng,những đối tượng thuộc diện không được thành lập công ty hoàn toàn có thể mua cổ phiếu dễ dàng mà không lo về điều kiện, thủ tục so với thành lập công ty

Nhược điểm: 

Số lượng cổ đông của công ty cổ phần nhiều gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý cũng như thống nhất cách quyền, hoạt động liên quan.

Các hoạt động liên quan đến việc mua bán, trao đổi cổ phần đều bị đánh thuế chuyển nhượng chứng khoán và mức thuế thu nhập cá nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đại diện điều phối hoạt động và tự chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp đó.

Ưu điểm:

Quản lý, triển khai hoạt động dễ ràng là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này, hơn nữa doanh nghiệp cá nhân dễ dàng xây dựng thương hiệu, độ tin cậy trong mắt khách hàng.

Nhược điểm:

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi rủi ro cũng như tự mình chuẩn bị vốn, tài sản đảm bảo công ty hoạt động.

  • Công ty hợp danh

Công ty hợp doanh được thành lập từ 2 hay nhiều chủ sở hữu trở lên, Trong công ty hợp danh 2 chủ sở hữu phải thống nhất đăng ký 1 tên chung, ngoài các chủ sở hữu các thành viên khác đều có quyền góp vốn và chịu trách nhiệm trong số vốn đó.

Ưu điểm:

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân đại diện Pháp luật được quy định, dễ dàng xây dựng thương hiệu và độ tin tưởng với khách hàng hơn so với 1 chủ sở hữu.

Công ty hợp doanh dễ dàng điều chỉnh hoạt động do không có quá nhiều chủ sở hữu và dễ dàng kêu gọi đầu tư góp vốn dưới dạng các thành viên góp vốn.

Nhược điểm:

Do có nhiều chủ sở hữu nên công ty hợp danh khó khăn trong việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm, và chịu trách nhiệm như thế nào?

Thành viên góp vốn không có nhiều quyền trong việc quản lý và điều phối hoạt động của công ty nên việc đầu tư góp vốn có rủi ro cao.

- Thủ tục bắt buộc để được đăng ký thành lập công ty/ doanh nghiệp

1. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp 

2.  Điều lệ công ty/ doanh nghiệp

3. Bản sao có công chứng CMND, Căn cước hoặc hộ chiếu người đại diện pháp luật của Công ty

4. Giấy chứng nhận đầu tư nếu doanh nghiệp được đầu tư bởi các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định tại luật đầu tư năm 2020.

5. Giấy ủy quyền chủ sở hữu nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức. 

6. Giấy ủy quyền thực hiện công việc liên quan đến hoàn thiện thủ tục hồ sơ có người đại diện. 


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !