Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CHẾ ĐỊNH VỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Khi xu hướng đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng cao cùng với những quy định mới của pháp luật về nhà ở năm 2014 đã cho phép các cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam (trong trường hợp không phải là nhà đầu tư) thì vẫn còn khá nhiều những hạn chế so với những cá nhân trong nước. Các quy định này về chế định sở hữu nhà ở của người nước ngoài đã được quy định tại Luật nhà ở 2014 cũng như Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Một cá nhân nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì cần phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam: 

  • Phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

  • Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Hình thức sở hữu nhà ở của các cá nhân nước ngoài

Mua, thuê mua, nhận, tặng cho, nhận thừa kế ở nhà thương mại bao gồm chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh.

  1. Các trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam 

Căn cứ theo Điều 7 và Điều 159 của Luật nhà ở năm 2014, các cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong những trường hợp như sau:

  • Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật có liên quan.

  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

  1. Điều kiện để được sở hữu

  • Đối với chung cư

Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một nhà chung cư.

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa chung cư này.

  • Đối với nhà ở riêng lẻ

Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:

  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;

  • Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;

  • 2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.

  1. Thời hạn sở hữu

Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế thì không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Bên cạnh đó, trước khi hết thời hạn nhà ở 3 tháng, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị gia hạn cùng Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu trong trường hợp có nhu cầu và gửi tới Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở. Số lần gia hạn thêm là một lần nhưng không được quá 50 năm.

Trong trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ được sở hữu nhà ở ổn định và lâu dài như những cá nhân Việt Nam.

Khi hết thời hạn sở hữu, cá nhân nước ngoài có quyền được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.

 




 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !