1. Khái niệm chung:
1.1. Phòng vệ chính đáng là gì?
Phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”
Ví dụ: Một tên cướp dùng súng uy hiếp nhân viên ngân hàng để đồng bọn lấy tiền từ ngân hàng bị một cảnh sát hình sự bắn chết. Hành vi của chiến sĩ cảnh sát trong tình huống này là phòng vệ chính đáng.
1.2. Tình thế cấp thiết là gì?
Tình thế cấp thiết được quy định tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.”
Ví dụ: Một ngôi nhà đang cháy trong thời tiết khô hanh và nằm sát những ngôi nhà khác, một nhóm người ở cạnh đó đã quyết định dỡ bỏ các ngôi nhà ở bên cạnh để đám cháy không lan sang và gây thiệt hại trên diện rộng. Trong trường hợp này việc dỡ bỏ các ngôi nhà là tình thế cấp thiết.
2. So sánh phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết
2.1. Điểm giống nhau giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết:
Thứ nhất, đều là các hành vi được thực hiện với mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người.
Thứ hai, đều là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên trong quy định của pháp luật dân sự hay hình sự thì hai trường hợp này đều không khiến người gây thiệt hại bị truy cứu trách nhiệm.
Thứ ba, chủ thể thực hiện hành vi vượt quá giới hạn hành vi hay vượt quá yêu cầu của tình thế đều phải chịu trách nhiệm hình sự/dân sự và phải bồi thường thiệt hại mình gây ra.
Thứ tư, các hành vi này đều được quy định trong Bộ luật Hình sự và không bị coi là tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.2. Điểm khác nhau giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết:
LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hotline: 0983 198 382
Email: luatkhangtri@gmail.com
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.