Nhà nước Việt Nam luôn tạo dựng nhiều chính sách và cơ hội để chào đón nguồn vốn đầu tư từ những nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước. Trong đó, việc cho phép người nước ngoài được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam chính là một trong những chiến lược giữ chân nhà đầu tư và thu hút nhiều nhà đầu tư mới. Vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì một nhà đầu tư nước ngoài cần quan tâm đến những gì?
1. Quy định pháp luật và điều kiện của người nước ngoài khi tiến hành thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”, pháp luật Việt Nam cho phép tất cả các đối tượng là cá nhân, tổ chức có đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Như vậy người nước ngoài hoàn toàn được thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm; bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Có thể thấy rằng, quy định này không nêu cụ thể các cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân là ai, có nhất thiết là người có quốc tịch Việt Nam hay không. Do đó, có thể hiểu rằng luật không cấm hay hạn chế chủ thể là người nước ngoài được quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Thế nhưng, theo quy định pháp luật hiện hành lại chưa có văn bản nào cụ thể bàn về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân của người nước ngoài. Và cũng chưa có quy định nào cụ thể bàn về biện pháp để bảo đảm việc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của họ khi tài sản đó ở nước ngoài.
Mặt khác theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên cổ đông” mà theo như luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp do người nước ngoài làm chủ không thể thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân mà người thành lập lại là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó được.
Hơn nữa, trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư trước đó để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài chưa thể thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu để tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Tóm lại, hiện nay người nước ngoài không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, thế nhưng người nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện việc thành lập loại hình doanh nghiệp khác là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
2. Những hồ sơ cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp đối với người nước ngoài
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
-
Điều lệ công ty.
-
Danh sách thành viên.
-
Bản sao các giấy tờ nhân thân như sau: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
-
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
-
Điều lệ công ty.
-
Danh sách thành viên.
-
Bản sao các giấy tờ như sau: giấy tờ chứng minh nhân thân như thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
-
Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
3. Thủ tục để người nước ngoài tiến hành thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, người nước ngoài có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần tại Việt Nam.
Trước tiên, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục xin giấy phép chứng nhận đầu tư theo quy định Luật Đầu tư 2020.
Sau đó, khi có chứng nhận đăng ký đầu tư người nước ngoài cần nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo loại hình mong muốn đã được cung cấp ở mục 2.
LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hotline: 0983 198 382
Email: luatkhangtri@gmail.com
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.