Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ TRÊN INTERNET LÀ GÌ?


1. Quyền tác giả là gì? Xâm phạm quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả theo khoản 1 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, quyền liên quan đến quyền tác giả như cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,... Bảo hộ quyền tác giả là tổng hợp chế định pháp lý nhằm bảo hộ bằng pháp luật quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

Như vậy, xâm phạm quyền tác giả có thể hiểu là các hành vi xâm phạm quyền tác giả như: xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản, không thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ, che giấu hoặc tạo điều kiện để các hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện…

2. Xâm phạm quyền tác giả trên Internet là gì?

Xâm phạm quyền tác giả trên Internet hiện nay vẫn chưa được định nghĩa ở văn bản pháp lý nào, tuy nhiên có thể hiểu đây là hành vi xâm phạm liên quan đến quyền tác giả trên môi trường mạng Internet (Facebook, zalo, youtube, tiktok,...) Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet có thể kể đến như chiếm đoạt, mạo danh tác giả, sao chép, sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc,... các tác phẩm dưới mọi hình thức trên môi trường mạng.

3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet?

Căn cứ theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, pháp luật đã có quy định rất rõ về các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet, cụ quy định như sau:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

4. Xâm phạm quyền tác giả trên Internet bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi xâm phạm quyền tác giả tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

  • Xử phạt hành chính: Hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP. 

Ngoài ra, tại Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP còn quy định khung phạt tiền tại Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ một số trường hợp cụ thể và đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân. Vì vậy ta có thể tóm tắt một số hành vi vi phạm thường gặp và mức phạt như bảng dưới đây: 

STT

Hành vi vi phạm

Xử phạt

1

Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả. (Điều 18)

- Cá nhân: Từ 15 - 35 triệu đồng.


- Tổ chức: Từ 30 - 70 triệu đồng.

(Gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân)

2

Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm. (Điều 10)

- Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm: Từ 03 - 05 triệu đồng.


- Xuyên tạc tác phẩm: Từ 05 - 10 triệu đồng.

3

Vi phạm về phân phối tác phẩm đến công chúng. (Điều 15)

- Cá nhân: Từ 10 - 30 triệu đồng.


- Tổ chức: Từ 20 - 60 triệu đồng.

(Gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân)


  • Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 225 Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, người nào cố ý xâm phạm quyền tác giả thì có thể bị phạt theo các mức:

  • Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

  • Phạt tiền từ 300 triệu đồng - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !