Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

SỰ BIẾN PHÁP LÝ LÀ GÌ? SO SÁNH SỰ BIẾN PHÁP LÝ VỚI HÀNH VI PHÁP LÝ?

1. Khái niệm sự biến pháp lý

Sự biến pháp lý là sự kiện có tính chất tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, trong những trường hợp nhất định làm xuất hiện, thay đổi hoặc làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: động đất, mưa bão, lũ lụt, lốc xoáy... làm chết người, phá huỷ tài sản của công dân 

Sự biến pháp lý gồm 2 loại: Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên thời gian phụ thuộc vào ý muốn của con người động đất, núi lửa… Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra trong thực tế do hành vi của con người nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức người đó.

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 của Việt Nam:

“Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.”

Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình thuộc mọi lĩnh vực;

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ:

Sự cố môi trường xảy ra có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do con người hoặc do thiên nhiên gây nên song trong đa số các trường hợp, sự cố môi trường luôn nằm ngoài mong muốn của con người và hậu quả là để lại những thiệt hại đáng kể cho con người và thiên nhiên.


2. So sánh sự biến pháp lý với hành vi pháp lý

Giống nhau: Sự biến pháp lý và hành vi pháp lý đều là những sự kiện xảy ra trong thực tế.

Khác nhau:

Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng pháp luật quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý. Sự biến pháp lý được chia làm hai loại:

  • Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên thời gian phụ thuộc vào ý muốn của con người. Ví dụ: thiên tại, hạn hán, động đất, núi lửa,…

  • Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra trong thực tế do hành vi của con người nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức người đó. Ví dụ: một người đi rừng đốt lửa để sưởi ấm không may làm cháy rừng.

Hành vi pháp lý là hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Hành vi pháp lý được chia làm hai loại:

  • Hành vi hợp pháp: là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

  • Hành vi bất hợp pháp: là những hành vi được thực hiện trái với quyết định của pháp luật và đạo đức xã hội.

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !