Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NHÀ CHƯA HOÀN CÔNG CÓ BỊ PHẠT KHÔNG?

1. Nhà chưa hoàn công là gì?

 

Theo luật Xây dựng 2014, hoàn công công trình là thủ tục thực hiện khi các công trình đã được hoàn thành. Thủ tục này sẽ giúp các công trình được pháp luật thừa nhận giá trị tài sản là ngôi nhà trên đất. 

 

Hoàn công nhà ở theo quy định là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà ở, nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành nhà ở sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành nhà ở. Hoàn công nhà ở còn có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công, nhiều người còn thường gọi với cái tên khác là sổ hồng hoàn công. Hầu hết các công trình sau khi thi công xong cần phải làm thủ tục hoàn công và xin giấy phép hoàn công. 

 

2. Lý do nhà chưa hoàn công

 

Có rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan dẫn tới nhà chưa hoàn công. Và dưới đây là một số lý do phổ biến:

 

Nhà chưa hoàn công do xây dựng trái phép 

 

Trước khi xây dựng, người đứng tên Sổ đỏ phải xin giấy phép xây dựng. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không xin phép xây dựng hoặc có xin phép xây dựng nhưng không xây dựng như trên giấy phép.

 

Cả hai trường hợp trên đều dẫn tới nhà ở không thể hoàn công.

 

Chủ nhà trốn tránh các nghĩa vụ tài chính

 

Khi thực hiện thủ tục hoàn công, chủ nhà phải thực hiện một số nghĩa vụ tài chính và cập nhật giá trị xây dựng trên Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, để trốn tránh các khoản thuế, phí phải nộp cho cơ quan Nhà nước, chủ nhà đã không thực hiện hoàn công.

 

Không đủ điều kiện để hoàn công

 

Mặc dù chủ nhà có xin phép xây dựng và xây dựng đúng như giấy phép, song, quy định về vấn đề an ninh hoặc phòng cháy chữa cháy, môi trường không đảm bảo. Điều này cũng dẫn tới nhà ở không thể thực hiện thủ tục hoàn công.

 

3. Hậu quả của nhà chưa hoàn công 

 

Hoàn công xây dựng là cách gọi của một thủ tục hành chính liên quan đến việc quản lý trong lĩnh vực xây dựng của nhà nước. Nhà chưa hoàn công vẫn là nhà ở chưa đầy đủ pháp lý. Bởi lẽ, hoàn công là thủ tục hợp thức hóa việc sở hữu căn nhà, nhằm công nhận giá trị nhà trên đất và được cập nhật trên Sổ hồng.

 

Chính vì vậy, nhà chưa hoàn công sẽ khó có thể mua bán hay chuyển nhượng cho người khác.

 

Nhà chưa hoàn công có chuyển nhượng được không?

 

Nếu nhà đã có Sổ đỏ mà chưa được hoàn công thì người mua chỉ có thể ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thể chuyển nhượng nhà nằm trên đất. Điều này có nghĩa là người mua không có quyền sở hữu nhà trên đất, mà chỉ có quyền sử dụng đất. 

 

Tuy nhiên, nếu nhà chưa hoàn công nhưng thuộc diện không phải xin giấy phép xây dựng theo quy định thì vẫn có thể mua bán mà không cần chịu sự ràng buộc về thủ tục hoàn công khi xây nhà.

 

4. Nhà chưa hoàn công có bị phạt không

 

Pháp luật không có quy định về thời hạn hoàn công sau khi xây dựng xong công trình nhà ở. Chủ nhà có thể chưa cần thực hiện thủ tục này trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn chuyển nhượng, thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Phần lớn là không thể thực hiện được các thủ tục vừa nêu.

 

Quan điểm của nhiều người cho rằng, việc hoàn công nhà và sang tên chuyển nhượng là không liên quan đến nhau. Quan điểm này chưa hẳn đã đúng bởi hoàn công là thủ tục hợp thức hóa việc sở hữu căn nhà, nếu chủ nhà không hoàn công thì việc sang tên khi mua bán nhà đất sẽ khó thực hiện.

 

5. Hồ sơ xin xác nhận công trình hoàn công

 

– Giấy phép xây dựng.

 

– Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có). Theo đó, các bên bao gồm chủ sở hữu, chủ đầu tư, các đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát và đơn vị thi công công trình. Trong bản hợp đồng này cần phải thể hiện được sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan với nhau về quyền và nghĩa vụ đối với công trình. Bản hợp đồng này cần được soạn thảo ra giấy và phải được sao lưu thành nhiều bản khác nhau.

 

– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

 

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

 

– Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

 

– Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng). 

 

–  Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

 

– Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy

 

6. Thủ tục xin giấy phép hoàn công

 

Bước 1: Nộp giấy đề nghị hoàn công

 

Chủ đầu tư, chủ sở hữu sau khi đã hoàn thiện thi công công trình thì trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thi công công trình để gửi giấy đề nghị hoàn công. Phía cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn đề nghị của các cá nhân, tổ chức. Đây cũng là bước quan trọng của việc hoàn công đối với giấy phép xây dựng tạm.

 

Bước 2: Nghiệm thu công trình

 

Sau khi đã tiếp nhận giấy đề nghị của các cá nhân, tổ chức, phía cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra thực địa theo ngày đã hẹn trước. Lúc này, tất cả các bên liên quan công trình cần phải có mặt để cùng đo đạc, đối chiếu bản vẽ với công trình.

 

Tuy nhiên, đây chỉ là quy trình cũ. Theo quy trình mới, để có thể giảm bớt thời gian cũng như quy trình kiểm tra thực địa, các cá nhân, tổ chức là chủ đầu tư, chủ sở hữu của công trình, nhà ở cùng các đơn vị có liên quan sẽ tự tiến hành kiểm tra trực tiếp công trình. Sau đó, tự làm biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Trong biên bản này, các bên liên quan sẽ phải cùng ký để đảm bảo trách nhiệm liên đới. Sau khi đã có biên bản nghiệm thu công trình, người đề nghị hoàn công sẽ mang hồ sơ bao gồm biên bản nghiệm thu cùng một số giấy tờ khác tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để đề nghị hoàn công.

 

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

 

Khi nộp giấy đề nghị hoàn công, người đề nghị cần phải đóng lệ phí tại cơ quan thuế theo đúng quy định của nhà nước.

 

Nơi nộp hồ sơ hoàn công xây dựng:

 

– Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định.

 

– Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.

 

– Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo quy định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.

 

– UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !