Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở KHÔNG CÓ NHÀ THÌ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT CÓ ĐƯỢC HỖ TRỢ BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ HAY KHÔNG?

1. Khái quát chung về việc thu hồi đất ở không có nhà

1.1. Khái niệm về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và tái định cư

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”.

Theo đó, tái định cư là việc Nhà nước bồi thường về đất khi tiến hành thu hồi đất giúp người dân có được một cuộc sống ổn định lâu dài. Đây là một hình thức hỗ trợ, giúp đỡ người dân một phần khi bị chuyển đổi công việc đang có, hay đang bị biến động quá trình sinh sống và làm việc của gia đình khi Nhà nước thu hồi đất. 

Tái định cư gồm hai phương án là bố trí chỗ ở (tái định cư tại chỗ hoặc tái định cư tại địa điểm khác - nơi được bồi thường bằng đất) và hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

1.2 Chủ thể của việc thu hồi đất ở không có nhà

Chủ thể của việc thu hồi đất ở (không có nhà) bao gồm: người có quyền sử dụng đất (chủ sở hữu), cơ quan Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất ở và cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Trong trường hợp là đất đang tranh chấp thì bên phía tranh chấp đất cũng được xem là chủ thể trong hoạt động này. Do đó, việc thu hồi đất ở (không có nhà) được xác lập có hiệu lực không chỉ với bên chuyển quyền và bên nhận quyền mà còn có hiệu lực với mọi chủ thể khác.

2. Điều kiện về việc thu hồi đất ở không có nhà

Để một chủ thể được hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất ở, thì việc thực hiện phải xuất phát từ những căn cứ nhất định do pháp luật quy định về điều kiện thực hiện các quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Điểm c Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 và Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:

Thứ nhất, trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi

Thứ hai, trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi, nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

Như vậy, để được bồi thường về đất cần đáp ứng đủ hai điều kiện là: đất không phải là đất thuê (trả tiền thuê đất hàng năm) và phải có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định nhưng chưa được cấp. Cùng với đó, Khoản 1 Điều 75 cũng quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”.

3. Trường hợp không được Nhà nước bố trí tái định cư khi bị thu hồi đất ở 

Về nguyên tắc, việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 Luật Đất đai 2013 sẽ được hướng dẫn thực hiện theo Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP rằng, trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Trừ những địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở. Do đó những trường hợp này chủ yếu sẽ được Nhà nước bồi thường bằng tiền.

4. Trường hợp không được Nhà nước bồi thường về đất khi bị thu hồi đất

Về mặt pháp lý, Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất;

Thứ hai, đất được Nhà nước giao để quản lý;

Thứ ba, đất thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai; Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể; phá sản, chuyển đi nơi khác; giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể; phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

Thứ tư, trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013; trừ trường hợp đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/07/2004; mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận; hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai. 

5. Mức hỗ trợ tái định cư khi bị Nhà nước thu hồi đất ở và thời gian thông báo trước khi thu hồi đất cho người dân

Theo Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở được thực hiện dựa trên dự án tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và thực hiện trước khi thu hồi đất. Nếu số tiền bồi thường nhỏ hơn giá tiền của một suất đất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ thêm phần còn thiếu; trường hợp tự lo chỗ ở thì được bồi thường về đất và nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Không những vậy, để người sử dụng đất thu xếp được chỗ ở, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo trước cho người dân một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể, căn cứ vào Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. 

Tóm lại, trong điều kiện kinh tế thị trường, việc thu hồi đất không chỉ là một công cụ hành chính thuần túy mà còn là một công cụ kinh tế quan trọng của chủ sở hữu Nhà nước. Lợi ích của người bị thu hồi đất là lợi ích riêng của từng chủ thể sử dụng đất, nhưng phát triển bền vững kinh tế - xã hội chính lại là lợi ích chung của xã hội. Do đó, tùy vào từng trường hợp mà người dân sẽ được bồi thường số lượng suất tái định cư phù hợp khi bị Nhà nước thu hồi đất.

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !