1. Thế nào là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa?
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại mà trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán. Đồng thời, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nghĩa vụ nhận hàng và nhận quyền sở hữu hàng hóa theo như thỏa thuận. (khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2019)
Như vậy, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là việc các bên trong hợp đồng xảy ra tranh chấp về việc không thực hiện quyền, nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó, tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung hợp đồng, việc giải thích hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại,...
2. Các loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường thấy
- Người bán giao hàng không đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng (VD: giao hàng chậm);
- Người bán giao hàng không đúng chủng loại, số lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
- Người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
3. Hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Tại Điều 317, Luật Thương mại 2005 quy định về 3 hình thức giải quyết đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Bao gồm:
3.1. Thương lượng
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng là việc các bên trong hợp đồng cùng nhau ngồi lại để bàn bạc, tự tháo gỡ cũng như đưa ra những phương án nhằm giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hợp đồng. Các bên hoàn toàn tự thỏa thuận và xử lý vấn đề với nhau mà hông cần thông qua bất kì bên thứ ba nào. Đồng thời, phương án giải quyết tranh chấp được các bên thực hiện một cách tự nguyện mà không có sự cưỡng chế thi hành nào về mặt pháp luật.
3.2. Hòa giải
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một bên thứ ba - một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. Họ là người ở giữa đưa ra các kiến nghị, đề xuất bằng lời hoặc bằng văn bản, giúp các bên thấy được lợi ích thiết thực trong giải quyết tranh chấp của mình.
Các bên cần có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải để có thể áp dụng phương thức giải quyết này, thỏa thuận hòa giải có thể được thực hiện trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Tuy vậy, quyết định sau cùng của Hòa giải viên không có tính ràng buộc đối với các bên mà chỉ được xem như là một khuyến nghị, theo đó các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ. Nếu muốn cưỡng chế thi hành quyết định này, thì cần đem biên bản hòa giải thành đến Tòa án và yêu cầu Tòa án xem xét công nhận. Nếu Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành, thì khi đó phương án giải quyết mới có hiệu lực ràng buộc.
3.3. Thông qua Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.
Đối với Tòa án:
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án được thực hiện theo thủ tục, trình tự xét xử nghiêm ngặt và phán quyết của Tòa án được cưỡng chế thi hành bằng quyền lực của nhà nước. Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Ngoài ra, bản án có hiệu lực còn có thể được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bằng phương thức này thì thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật Thương mại. (Điều 319 Luật Thương mại 2005)
Đối với Trọng tài thương mại:
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài.
Để giải quyết thông qua Trọng tài thương mại, các bên cần có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. (khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Phán quyết của Hội đồng trọng tài được các bên tự nguyện thực hiện và khi bên phải thi hành không thực hiện thì bên được thi hành có thể làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự thi hành phán quyết sau khi đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc. (Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010)
4. Dịch vụ tư vấn
Luật Khang Trí là một Hãng luật cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và quản trị doanh nghiệp, với đội ngũ Luật sư được đào tạo chuyên sâu và đáp ứng đầy đủ điều kiện về hành nghề pháp lý tại Việt Nam. Những gói dịch vụ của Khang Trí từ cơ bản cho đến chuyên sâu đều được thực hiện theo 1 quy trình chặt chẽ, phục vụ khách hàng với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của người luật sư.
Theo đó, các lĩnh vực pháp lý mà Luật Khang Trí cung cấp cho khách hàng gồm:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật nhà đất
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình
- Tư vấn pháp luật lao động
- Tư vấn pháp luật hình sự
- Luật sư tranh tụng
LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hotline: 0983 198 382
Email: luatkhangtri@gmail.com
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.