Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

THỜI HẠN HỦY BỎ HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUYẾT ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN LÀ BAO LÂU?

1. Quyền tác giả 

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm 2009) quy định:

"Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu."

=> Như vậy, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.


  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chính là một loại tài liệu theo pháp luật gọi đây là một hình thức mà tác giả được Cục bản quyền tác giả cấp khi thẩm tra về hồ sơ đăng ký bản quyền. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm chủ sở hữu đối với tác phẩm đăng ký. Sau khi được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với chủ sở hữu, tác giả tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm tại Việt Nam.

Đồng nghĩa với điều này, mọi hành vi sử dụng tác phẩm của cá nhân hoặc pháp nhân khác mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu đều sẽ được gọi là hành vi xâm phạm quyền tác giả với tác phẩm. Như vậy, việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu sở hữu hợp pháp tác phẩm và thành quả do mình sáng tạo ra, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chính là một loại căn cứ pháp lý mà pháp luật bảo vệ chủ thể sáng tạo trong trường hợp có tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền đối với bên thứ ba.

2. Trường hợp nào hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?

Căn cứ quy định về hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền tác giả tại Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau

Điều 55. Cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đề nghị thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thông tin về đối tượng quyền liên quan, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp từ chối cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

4. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các văn bản sau đây, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

a) Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật này về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

b) Văn bản của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

=> Như vậy, quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn nên Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực vô thời hạn. Tuy nhiên, theo quy định trên Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu của cá nhân tổ chức có liên quan. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có thể bị hủy bỏ khi rơi vào một trong hai trường hợp sau đây:

Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ. Trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã được cấp.

Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trái với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, tổ chức cá nhân phát hiện ra có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả; huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã đăng ký.

  • Theo đó, đối với trường hợp hủy Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

3. Thẩm quyền cấp và hủy bỏ hiệu lực Giấy nhận đăng ký quyền tác giả

Được quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về thẩm quyền cấp và hủy bỏ hiệu lực Giấy nhận đăng ký quyền tác giả như sau:

“1. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó.”

Theo đó, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được hướng dẫn bởi Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả).

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !