Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NỒNG ĐỘ CỒN BAO NHIÊU THÌ BỊ PHẠT? ĂN THỰC PHẨM LÊN MEN CÓ BỊ PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN KHÔNG?

          1. Nồng độ cồn là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về khái niệm “nồng độ cồn”, nhưng có thể hiểu “nồng độ cồn” là chỉ số chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít (ml) ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C. Đa số những người bị bắt buộc đo nồng độ cồn là những chủ thể tham gia giao thông, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?

Hành lang pháp lý ngày nay chỉ quy định xử phạt đối với những người có nồng độ cồn nhưng tham gia giao thông. Bởi lẽ việc này rất dễ gây tai nạn, để lại hậu quả khôn lường cho chính họ và người khác. Cụ thể, mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Hình thức xử phạt

Xe máy

Xe ôtô

Xe đạp

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Có nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

- Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

- Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 10 - 12 tháng.

Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

- Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng.

- Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 - 18 tháng.

Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng.

           3. Ăn thực phẩm lên men có bị phạt nồng độ cồn không?

Trên thực tế, không chỉ có rượu, bia mà một số thực phẩm như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm…cũng có khả năng để lại nồng độ cồn trong cơ thể, nhưng lượng cồn này thường rất nhỏ và rất khó phát hiện bằng máy đo nồng độ cồn. Tuy nhiên do cơ địa, bệnh tật hoặc mắc các hội chứng tự lên men rượu trong ruột nên cũng có một vài trường hợp bị phát hiện nồng độ cồn sau khi sử dụng các thực phẩm lên men. 

Chính vì vậy, nội bộ lực lượng Cảnh sát giao thông đã có sự quán triệt với những trường hợp được xác định là vô tình có nồng độ cồn không phải do uống rượu, bia, cho phép họ được ngồi nghỉ để đợi thổi lại nồng độ cồn trong khí thở hoặc có thể đề nghị chuyển sang đo nồng độ cồn trong máu. Bởi lẽ, mọi công dân đều có quyền giải trình về hành vi của mình, được giải thích lý do và xin nghỉ ngơi thêm 10 đến 15 phút, sau đó thổi nồng độ cồn lần hai hoặc xin đổi sang hình thức xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Do nồng độ cồn gây ra vì thực phẩm lên men sau khi ăn vốn đã ít, lại được chuyển hóa nhanh trong cơ thể nên chỉ cần ngồi nghỉ ngơi chút rồi thổi lại nồng độ cồn thì sẽ cho chỉ số bằng 0. Đối với hình thức xét nghiệm máu thường cũng sẽ cho chỉ số bằng 0 bởi lượng cồn từ hoa quả lên men rất thấp.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !