Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI MUA NHÀ ĐẤT CHUNG SỔ?

1. Phân biệt nhà đất sổ chung và sổ riêng

Hình thức sử dụng đất ghi trong sổ đỏ gồm “sử dụng riêng” và “sử dụng chung” với người khác. Vậy, điểm khác biệt giữa sổ nhà đất chung và sổ nhà đất riêng như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, hình thức sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận được ghi như sau:

- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng.

- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng.

TT

Tiêu chí

Sử dụng riêng

Sử dụng chung

1

Người có quyền sử dụng đất

Thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất như: Một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất.

2

Người có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất

Một cá nhân: Toàn quyền quyết định.

Theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định như sau:

- Trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần nếu muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

- Trường hợp quyền sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Một hộ gia đình: Phải có văn bản ghi nhận sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình.

Hai vợ chồng:

- Chuyển nhượng, tặng cho,… phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng.

- Thừa kế: Trường hợp 1 người chết trước thì di sản thừa kế là ½ trị giá thửa đất.

 

2. Các tranh chấp liên quan khi mua đất nhà sổ chung 

Thông thường, khi mua nhà đất sổ chung rất dễ phát sinh tranh chấp khi các bên không có sự đồng thuận trong việc sử dụng nhà đất.

Theo đó, khi khai thác quyền sử dụng đất hoặc khi định đoạt quyền sử dụng đất là rắc rối nhất. Vì đây là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất nên khi muốn chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng vào các mục đích khác với thỏa thuận, người có nhu cầu phải được sự đồng ý của những người đồng sở hữu khác.

Trường hợp các bên trước khi góp tiền mua mảnh đất những người góp vốn không thỏa thuận rõ với nhau về việc sử dụng, định đoạt cũng như việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung này, rất dễ dẫn đến các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên đồng sở hữu.

3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp nhà đất sổ chung

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn khởi kiện.

  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, căn cước công dân,…

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Hợp đồng mua nhà đất sổ chung.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mua nhà đất sổ chung:

Theo Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, … thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp: 

* Người có yêu cầu giải quyết việc tranh chấp nhà đất sở hữu chung nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp;

Phương thức nộp đơn:

  •  Nộp trực tiếp tại Tòa án;

  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

* Tòa thụ lý và giải quyết

Nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án tiến hành thông báo nộp tạm ứng án phí.

  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo thông báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp cho Tòa.

  • Tòa án tiến hành thụ lý vụ án dân sự.

Lưu ý: Kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án trong thời hạn 07 ngày;

Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

*  Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

Tòa án tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm.

*  Xét xử phúc thẩm

Trường hợp các bên không đồng ý với bản án sơ thẩm có quyền kháng cáo, hoặc Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo quy định để xét xử phúc thẩm vụ án.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !