Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

SỰ KHÁC NHAU GIỮA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 VÀ 2020

Từ khi Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời mang theo nhiều điểm thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hết tất cả những thay đổi này của Luật Doanh nghiệp 2020.Bài viết này sẽ giúp phân biệt được sự khác nhau giữa Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020.

Tiêu chí so sánh

Luật Doanh nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp 2020

Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Không quy định

Bổ sung thêm một đối tượng khác không được thành lập doanh nghiệp là tổ chức là pháp nhân bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực của Bộ luật hình sự (theo quy định tại điểm g khoản 2 điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020).

Cử người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì những trường hợp được cử người đại diện theo pháp luật bao gồm:

  • Doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

  • Chết, mất tích, tạm giam, kết án tù.

  • Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì những trường hợp được cử người khác đại diện theo pháp luật bao gồm:

  • Doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này hiện vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

  • Chết, mất tích;

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù;

  • Đang chấp hành hình phạt xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện hoặc giáo dục bắt buộc;

  • Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

  • Có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ khả năng của mình hoặc bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định.

Thông báo mẫu dấu khi đăng ký doanh nghiệp

Theo Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2014 đã từng có quy định:

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ quy định này.

Thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tại khoản 8 Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

  • Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:

Doanh nghiệp nah2 nước được tổ chức quản lý dưới hai hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần dưới hai loại hình:

  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

Bổ sung thêm khái niệm “người có quan hệ gia đình”

Không có quy định

Khoản 4 Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: "Người có quan hệ gia đình bao gồm: Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng"

Báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp

Quy định tại Điều 12 của luật Doanh nghiệp 2014.

Luật doanh nghiệp 2020 bãi bỏ quy định này

Cơ cấu Ban kiểm soát của công ty TNHH

Điều 55 của của Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.

Điều 54 của Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định điểm b khoản 1 của Điếu 88 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước  quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật này phải thành lập Ban kiểm soát, trường hợp khác do công ty quy định.

Tóm lại, chỉ những trường hợp nêu trên mới thành lập Ban kiểm soát.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có nghĩa vụ công bố thông tin

Không quy định

Căn cứ Điều 73 của Luật doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết phải tiến hành công bố thông tin.

Công ty TNHH 1 thành viên được tự do phát hành trái phiếu

Không quy định

Khoản 4 Điều 74 có quy định công ty TNHH 1 thành viên được phát hành trái phiếu.

Quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông

Theo khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục 06 tháng thì mới có quyền khởi kiện.

Theo khoản 1 Điều 161 luật Doanh nghiệp hiện hành có quy định: cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp quy định tại  điểm a,b,c,d khoản 1 Điều 166 của Luật này.

Ủy quyền tham dự họp đại hội đồng cổ đông

Khoản 1 của Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp , ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp.

Khoản 1 của Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020: ủy quyền cho một người và không giới hạn số lượng ủy quyền

Doanh nghiệp tư nhân được phép chuyển loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần

Tại Điều 199 chỉ cho phép chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân trực tiếp chuyển đổi thành công ty TNHH.

Tại khoản 1 Điều 205 quy định doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !