Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP?

1.  Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

 

Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường...

 

Thuế TNDN là công cụ để điều chỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá. Đây cũng là công cụ để điều chỉnh, phân phối lại thu nhập xã hội, giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo bằng cách áp dụng các loại thuế có tính chất tiến (thu nhập cao đóng góp tỷ lệ cao hơn) hoặc các loại miễn giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn.

 

2. Đối tượng nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

 

Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

 

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

 

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

 

- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

 

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

 

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế.

 

3. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xác định dựa vào công thức:

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất thuế TNDN của công ty.

 

Để hiểu rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, ta cần làm rõ một số chỉ tiêu dùng để tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

 

3.1. Các loại thu nhập được miễn thuế

 

Theo Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC,  thu nhập được miễn thuế có thể là:

- Thu nhập từ nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thu nhập từ các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoạt động ở vùng khó khăn

 

- Thu nhập từ dịch vụ phục vụ nông nghiệp

 

- Thu nhập tại doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người có HIV… chiếm trên 30% tổng số lao động

 

- Thu nhập được nhận, được chia từ các hoạt động như góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết doanh nghiệp khác nếu có

 

- Một số khoản thu nhập khác.

 

3.2. Thu nhập chịu thuế

 

Theo Điều 3 Luật thuế TNDN 2008, Luật thuế TNDN sửa đổi 2013 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014 thì thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm có:

 

- Thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm những thu nhập được miễn thuế.

 

- Thu nhập từ các hoạt động tài chính như lãi tiền gửi, cổ tức…

 

- Thu nhập khác.

 

+ Thu nhập chịu thuế sẽ được tính toán theo công thức như sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu + thu nhập khác) - Tổng chi phí được trừ

 

3.3. Thu nhập tính thuế

 

Thu nhập tính thuế sẽ không bao gồm các khoản như:

 

- Các khoản được miễn thuế

 

- Quỹ khoa học công nghệ

 

- Các khoản lỗ được kết chuyển từ kỳ trước (theo quy định)

 

+ Do đó, công thức tính thu nhập tính thuế như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định - quỹ phát triển khoa học công nghệ (nếu có)

 

Nếu tính ra thu nhập tính thuế âm thì coi như bằng 0 và doanh nghiệp không cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ đó.

 

3.4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

 

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là mức thuế phải nộp do nhà nước quy định.

 

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20% ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khác. Một số doanh nghiệp đặc thù sẽ có thuế suất có thể lên đến 35% - 50%, tuỳ theo quy định.

 

Bên cạnh đó, một số ngành nghề đang được nhà nước khuyến khích hoặc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn thuế suất hiện hành.

Có thể thấy với bản chất là khoản thuế trực thu đánh thẳng vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và lợi ích quốc gia. Đóng thuế đầy đủ, đúng hạn là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp cần được chấp hành.

 

4. Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

 

– Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.

 

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định: số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân (x) với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

 

– Việc nộp thuế trên này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !