Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA?

Trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra

Theo đó mà Bộ luật Dân sự 2015 có ban hành quy định tại Điều 603 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

=> Như vậy, bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trách nhiệm của chủ sở hữu. Kể cả khi, chủ sở hữu không có lỗi. Quy định tại khoản 1 Điều này nhằm nâng cao ý thức; trách nhiệm của chủ sở hữu đối với súc vật. Cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cá nhân; tổ chức bị thiệt hại.


- Về trường hợp có người thứ ba tại Khoản 2 Điều này thì nếu người thứ ba hoàn toàn có lỗi, thì phải liên đới trách nhiệm. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại; được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi; thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau..


- Ngoài ra tại Khoản 3 Điều này nếu súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nhằm thực hiện các hành vi trái pháp luật như: trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, cướp súc vật,…. thì người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật để súc vật gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường mà không cần xác định yếu tố lỗi. Bên cạnh đó, người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật còn phải chịu trách nhiệm hoàn trả súc vật (nếu còn) hoặc phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp súc vật nếu có. Thậm chí có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật. Nếu trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng súc vật mà chủ sở hữu cũng có phần lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.


- Còn về trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội tại Khoản 4 Điều này thì do tập quán rất đa dạng và phong phú, vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và trong giải quyết bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Một là, phong tục, tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự;

  • Hai là, chỉ áp dụng những phong tục, tập quán đã trở thành thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn, cùng dân tộc, cùng tôn giáo thừa nhận.

  • Ba là, phong tục, tập quán chỉ được áp dụng trên địa bàn có thói quen xử sự theo tập quán đó

  • Bốn là, tôn trọng sự thỏa thuận của đương sự trong việc áp dụng phong tục, tập quán về dân sự.

  • Năm là, phát huy vai trò của những người đứng đầu cộng đồng (già làng, trưởng bản) hoặc các chức sắc tôn giáo trong việc áp dụng phong tục, tập quán giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.

Mức bồi thường

Về mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau, trường hợp các bên có tranh chấp thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Trong trường hợp dẫn đến hậu quả chết người, người chủ phải bồi thường thiệt hại do súc vật mình nuôi gây ra theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra nếu súc vật gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì áp dụng Điều 138 Bộ luật Hình Sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” thì:

  • Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

  • Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Như vậy, việc người chủ nuôi thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ thiệt hại do vật nuôi gây ra.

 

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !