Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

LÀM GIẢ HỒ SƠ BỆNH ÁN TÂM THẦN THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

1. Bệnh án tâm thần – phao cứu sinh cho người phạm tội?
Theo quy định pháp luật, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:
- Đang mắc bệnh tâm thần;
- Mắc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Tuy nhiên, để được xem xét không phải chịu trách nhiệm hình sự; người mắc bệnh tâm thần bắt buộc phải đi trưng cầu giám định theo quy định. Theo đó, chỉ khi được xác định là mắc bệnh tâm thần; bị mất khả năng nhận thức; điều khiển hành vi trong khi đang thực hiện việc gây nguy hiểm cho xã hội thì mới không phải chịu trách nhiệm hình sự vè hành vi mình đã thực hiện và được đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Nếu kết quả giám định cho thấy khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; người này đang hoàn toàn bình thường; sau đó mới bị tâm thần thì theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người này có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, không phải lúc nào bệnh án tâm thần cũng là “phao cứu sinh” cho người phạm tội.

2. Người bị bệnh tâm thần khi phạm tội sẽ phải chịu xử lý như thế nào về mặt pháp luật?
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì tình trạng không rõ năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự gồm: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Khi đó người phạm tội phải bắt buộc chữa bệnh.
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), việc bắt buộc chữa bệnh có quy định như sau:
- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh; Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì căn cứ vào giám định pháp y tâm thần; Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần; Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt; thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

3. Hành vi làm giả bệnh án tâm thần bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tội giả mạo trong công tác như sau:

Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3/ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.

Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung, làm giả bệnh án tâm thần cho người khác thì có thể bị phạt tù cao nhất là 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
 
 
 
 
 


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0983 198 382

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !