Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CÓ ĐƯỢC LÀM CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TẠI NƠI TẠM TRÚ

-        Được làm căn cước công dân tại nơi tạm trú hay không?

Trước đây công dân Việt Nam chỉ có thể làm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân ở tại nơi thường trú và đối với một số người điều này trở nên vô cùng bất tiện cũng như khó khăn đối với họ. Bởi không phải ai cũng có đủ thời gian và điều kiện để đáp ứng hoàn thành thủ tục.

Tuy nhiên, từ khi Thông tư số 59/2021 ban hành thì giờ đây mọi công dân nếu có nhu cầu làm căn cước công dân gắn chip đều có thể đăng ký tại chính nơi tạm trú của mình. Cụ thể theo Thông tư Công dân trực tiếp đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân”

-        Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như thế nào?

Theo Điều 11 của Thông tư, khi công dân được cán bộ công an tiếp nhận thông tin sẽ diễn ra theo trình tự như sau:

Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

-        Người tạm trú cần mang gì khi đi làm căn cước công dân gắn chip?

Khi đi làm căn cước công dân gắn chip cần mang theo những giấy tờ sau đây:

  •  Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân cũ (Nếu có)

  •  Sổ hộ khẩu (Bản chính)

  •  Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip có thay đổi so với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

  • Sổ tạm trú (theo quy định của pháp luật, người tạm trú không bắt buộc mang theo giấy tờ chứng minh về nơi tạm trú của mình. Tuy nhiên, để thuận tiện và tránh những phát sinh khi dữ liệu thông tin về người tạm trú không có đầy đủ trong dữ liệu, các điểm tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu người tạm trú phải mang theo Sổ tạm trú bản chính và còn thời hạn sử dụng khi đi làm căn cước công dân).

Cần lưu ý: Người tạm trú được tiếp nhận hồ sơ làm căn cước công dân phải là người có nơi thường trú tại các tỉnh thành khác, nghĩa là dù được cấp theo diện tạm trú nhưng bắt buộc phải có hộ khẩu mới được tiếp nhận làm căn cước công dân.

-        Làm mất căn cước công dân gắn chip có lệ phí là bao nhiêu?

  • Khi chuyển từ chứng  minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân: 30.000 nghìn đồng.

  •  Đối với đổi thẻ căn cước công dân do bị hư hỏng, muốn thay đổi hoặc có sai sót thông tin: 50.000 nghìn đồng.

  •  Công dân được từ đủ 14 tuổi trở lên cấp thẻ lần đầu: miễn phí.

  •  Cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định (từ đủ 23 tuổi, từ đủ 38 tuổi và từ đủ 58 tuổi): miễn phí.

  •  Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót thông tin do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân: miễn phí.

 


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !