Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

VỐN TỐI THIỂU ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮA HẠN LÀ BAO NHIÊU?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, thành lập công ty TNHH không yêu cầu điều kiện vốn tối thiểu. Tuy nhiên đối với các ngành nghề kinh doanh không yêu cầu vốn pháp định, tổ chức, cá nhân muốn thành lập công ty TNHH không nên để mức vốn điều lệ quá thấp vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của đối tác, khách hàng hay cơ quan thuế khi thực hiện giao dịch với công ty. Trường hợp công ty TNHH đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định để hoạt động thì phải tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện vốn tối thiểu. Vậy vốn pháp định để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu? Gồm những loại vốn nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Hiện nay, pháp luật quy định điều kiện về vốn để thành lập doanh nghiệp bao gồm 4 loại vốn sau:

1. Vốn điều lệ:

Theo quy định tại Khoản 34, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty đã góp, cam kết góp (Công ty TNHH 1 thành viên) hoặc các thành viên cam kết góp vào công ty (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp và được ghi trong Điều lệ công ty. Sau khi góp vốn, công ty sẽ đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động của công ty. Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có ràng buộc gì với quy định của pháp luật, Chủ sở hữu cũng như thành viên sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Pháp luật hiện nay không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu đối với các doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường, nghĩa là cá nhân hay tổ chức được toàn quyền quyết định số tiền góp vốn vào doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Như vậy cần cân nhắc kĩ số vốn điều lệ góp vào công ty bởi đây là căn cứ để doanh nghiệp nộp thuế Môn bài hàng năm, cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm.

  • Nguồn vốn điều lệ trên 10 tỷ: mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên (Điều 75) và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Điều 47).

2. Vốn pháp định để thành lập công ty TNHH:

Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu bắt buộc mà doanh nghiệp phải đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty, nếu không đáp ứng đủ số vốn theo quy định sẽ không đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện đó được. Tùy theo mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có mức vốn pháp định khác nhau do cơ quan quản lý chuyên ngành quy định. Mức vốn pháp định của mỗi ngành nghề được quy định như sau:

Thành lập ngân hàng, quỹ tín dụng

  • NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài, NH đầu tư, NH hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 3000 tỷ VNĐ;

  • Chi nhánh NH nước ngoài: 15 triệu USD.

  • NH chính sách, NH phát triển: 5000 tỷ VNĐ.

  • Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ VNĐ.

  • Hồ sơ chứng minh vốn pháp định: Giấy phép của ngân hàng nhà nước.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

  • Công ty tài chính: 500 tỷ VNĐ.

  • Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ VNĐ.

Kinh doanh bất động sản: 

  • Công ty kinh doanh bất động sản: 20 tỷ VNĐ.

Dịch vụ đòi nợ: 

  • Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.

Dịch vụ bảo vệ: 

  • Công ty dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ VNĐ.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

Công ty kinh doanh môi giới Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ VNĐ.

Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng của Ngân hàng thương mại theo quy định.

Sản xuất phim:

Thành lập công ty hoạt động về sản xuất phim: 1 tỷ VNĐ.

Hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm:

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định 1 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại.

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp.

Kinh doanh vận chuyển hàng không:

Vận chuyển hàng không quốc tế:

  • Khai thác 1-10 tàu bay: 500 tỷ VNĐ;

  • Khai thác 11-30 tàu bay: 800 tỷ VNĐ;

  • Khai thác > 30 tàu bay: 1000 tỷ VNĐ;

Vận chuyển hàng không nội địa.

  • Khai thác 1-10 tàu bay: 200 tỷ VNĐ.

  • Khai thác 11-30 tàu bay: 400 tỷ VNĐ.

  • Khai thác > 30 tàu bay: 500 tỷ VNĐ.

Chứng minh vốn: Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:

Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ VNĐ.

Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ VNĐ.

Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

Kinh doanh hàng không chung:

Công ty kinh doanh về hàng không chung: 50 tỷ VNĐ.

Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

Dịch vụ kiểm toán:

Công ty dịch vụ kiểm toán: 5 tỷ VNĐ ( áp dụng kể từ ngày 1/1/2015).

Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất:

Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:

  • Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, TP trực thuộc trung ương: 5 tỷ VNĐ.

  • Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 30 tỷ VNĐ.

  • Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 100 tỷ VNĐ.

Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:

  • Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 100 tỷ VNĐ.

  • Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): 300 tỷ VNĐ.

  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định

Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất:

Có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: 20 tỷ VNĐ.

Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo): 300 tỷ VNĐ.

Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: 500 tỷ VNĐ.

Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh:

Công ty hoạt động lĩnh vực Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh: 30 tỷ VNĐ.

Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

3. Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty. Đây là vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần xem xét cẩn trọng.

4. Vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài.

Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.



LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !