Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ? THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ?



1. Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…

Quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tranh chấp được hiểu về bản chất là sự mâu thuẫn, trái ngược về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Vậy tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn trong quyền và lợi ích của các chủ thể là quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 


Vậy có thể nói tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được phân thành 04 loại như sau:

1. Tranh chấp quyền tác giả có thể có tính chất thuần túy liên quan quyền nhân thân và/hoặc thuần túy liên quan đến quyền tài sản.

2. Tranh chấp quyền liên quan.

3. Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.

4. Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.


3. Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ?

Những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thường được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc trung ương. Tuy nhiên nếu tranh chấp đó có yếu tố nước ngoài như: một trong các bên là cá nhân/tổ chức nước ngoài, tài sản ở nước ngoài hoặc ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa nhân dân cấp tỉnh. Đối với tranh chấp về kinh doanh thương mại thì giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài thương mại.

Xác định được thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử thì tiếp theo cần xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Việc xác định cụ thể thẩm quyền của Tòa án cần dựa vào quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể : Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Ngoài ra, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

Khi có tranh chấp về vấn đề sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần tiến hành giải quyết thông qua cơ chế luật sư giải quyết tranh chấp.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !