Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

PHÂN BIỆT TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỘI LẠM QUYỀN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ?

I. Điểm giống nhau

Về cơ bản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lạm quyền trong khi thi hành công vụ đều là hai hành vi phạm tội được thực hiện “trong khi thi hành công vụ”. Hai hành vi này còn có một điểm chung là “làm trái với công vụ”, theo đó, làm trái với công vụ ở đây có thể hiểu là không làm hoặc làm không đúng nhiệm vụ, chức trách. 

Ngoài ra, hai hành vi đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, đồng thời động cơ giống nhau đều là “vụ lợi” hoặc “động cơ cá nhân khác”. Cụ thể có thể hiểu như sau (khoản 7, 8 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP):

- “Vụ lợi” là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

- “Động cơ cá nhân khác” là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm khẳng định, củng cố, nâng cao địa vị, uy tín, quyền lực của mình một cách không chính đáng. 

II. Điểm khác nhau

Có thể tiến hành phân biệt hai hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lạm quyền trong khi thi hành công vụ thông qua các tiêu chí cơ bản sau:

Tiêu chí 

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Khái niệm

Là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái công vụ, không làm hoặc làm không đúng, do đó gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao nhưng vẫn thực hiện nhằm làm trái công vụ, do đó gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Căn cứ pháp lý

Điều 356 Bộ luật hình sự 2015

Điều 357 Bộ luật hình sự 2015

Bản chất hành vi phạm tội

Người phạm tội dựa vào chức vụ, quyền hạn mà mình được giao để thực hiện hành vi phạm tội. 

Người phạm tội không có quyền hạn, chức trách cũng như không được giao, phân công nhiệm vụ để thực hiện một số hoạt động công vụ nhưng người phạm tội vẫn vượt quyền để thực hiện.

Khung hình phạt

Mức phạt cho tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định với khung phạt cao nhất là phạt tù từ 10 đến 15 năm. Cụ thể:

- Khung phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội hai lần trở lên.

- Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mức phạt cho tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định nghiêm ngặt hơn so với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ bởi khung phạt cao nhất cho tội danh này là phạt tù từ 15 đến 20 năm. Cụ thể:

- Khung phạt cơ bản: phạt tù từ 01 năm đến 07 năm nếu gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội 02 lần trở lên.

- Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.



LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !