Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

VẤN ĐỀ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ?



1.Thực trạng thu thuế với các giao dịch điện tử.

Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) cao và lượng dân số trẻ am hiểu kỹ thuật số là lợi thế của nền thương mại điện tử Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử tiết kiệm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Các công ty có cơ hội tiếp xúc với những khách hàng mới trên toàn thế giới và mở ra khả năng tiếp xúc với những khách hàng tiềm năng. Đối với người tiêu dùng, sự phát triển của thương mại điện tử giúp loại bỏ những ràng buộc về địa lý và thời gian làm việc. Việc mua hàng cũng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Sự chuyển đổi từ hình thức bán lẻ truyền thống sang việc kinh doanh trực tuyến là xu hướng không thể tránh khỏi và giao dịch điện tử xuất hiện. Thế nên những quy định về thu thuế đối với các giao dịch điện tử ngày nay rất quan trọng. So với giao dịch theo phương thức truyền thống, giao dịch điện tử nhanh chóng và tiện dụng hơn rất nhiều. Nhờ sự hỗ trợ từ các thiết bị thông minh, các kênh thanh toán đa dạng, người mua và người bán dễ dàng kết nối và thực hiện giao dịch mà không bị ảnh hưởng đến khoảng cách địa lý. 

Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Theo đó phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Trên thế giới mỗi ngày có đến hàng trăm triệu giao dịch được thực hiện thông qua các trang thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, nội dung số,… Qua đó đem lại cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng Internet nguồn doanh thu ổn định và ngày càng gia tăng.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, việc quản lý các giao dịch điện tử, trong đó có vấn đề quản lý và thu thuế phát sinh từ các giao dịch này vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với các cơ quan nhà nước. Pháp luật về giao dịch điện tử nói chung, các quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý, thu thuế phát sinh từ các giao dịch điện tử nói riêng đã được ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Trên thực tế các cơ quan có thẩm quyền còn tỏ ra khá lung túng trong việc quản lý, hướng dẫn kê khai và nộp thuế đối với các đối tượng có liên quan, dẫn đến phát sinh những kẽ hở để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng Internet lợi dung, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2. Những quy định của pháp luật về thu thuế đối với các giao dịch điện tử

Theo Luật Quản lý thuế thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thương mại có nghĩa vụ nộp thuế từ các hoạt động thương mại mà không phân biệt giao dịch thương mại được thực hiện theo phương thức truyền thống hay thương mại điện tử. Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch thương mại điện tử qua Internet vẫn phải nộp các loại thuế liên quan theo quy định của pháp luật về thuế. Tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi của các giao dịch điện tử được thực hiện mà các tổ chức, cá nhân thực hiện chúng sẽ phải nộp các loại thuế sau:

- Thuế giá trị gia tăng: Theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng tại Việt Nam được mua bán thông qua các trang mạng điện tử đặt tại Việt Nam và tại các quốc gia khác thì người bán đều phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định. 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, các nguồn thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông qua giao dịch điện tử (tại Việt Nam và nước ngoài) đều phải được kê khai và hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Các dịch vụ, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân cung ứng thông qua các giao dịch điện tử cũng phải kê khai và nộp thuế như trường hợp được cung ứng thông qua các phương thức truyền thống.

- Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), thu nhập của các cá nhân phát sinh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, các khoản thu nhập của cá nhân công dân Việt Nam phát sinh từ các giao dịch điện tử tại các trang mạng của Việt Nam cũng như các trang mạng quốc tế đều phải được kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.

Nhìn chung, ngoại trừ một số tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử chuyên nghiệp, có quy mô lớn, chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan thuế hiện đang thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định. Hầu hết các tổ chức, cá nhân còn lại có thu nhập từ hoạt động giao dịch điện tử còn chưa tự giác trong việc kê khai và nộp các loại thuế liên quan. Hàng năm, Nhà nước đang mất đi một nguồn thu ngân sách đáng kể từ các loại thuế này và khoản thất thu này sẽ ngày một lớn hơn khi các giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !