Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

TỪ CHỐI ĐI CÔNG TÁC XA CÓ ĐẾN MỨC BỊ SẾP SA THẢI?

1. Người lao động có được từ chối đi công tác xa không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có nghĩa vụ tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Trong khi đó, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên cũng đã thỏa thuận rõ ràng về công việc và địa điểm làm việc.

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH cũng có hướng dẫn về nôi dung này như sau:
“3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó”.

Theo đó, nếu các bên đã có thỏa thuận trước về việc công việc phải đi công tác xa trong hợp đồng lao động thì người lao động có trách nhiệm phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định người sử dụng lao động không được sử dụng lao động làm thêm, làm việc ban đêm và đi công tác xa tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 gồm:

- Người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

- Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Nếu cố tình ép người lao động trong 02 trường hợp trên đi công tác xa sẽ bị phạt hành chính từ 10 – 20 triệu động (theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

2. Công ty có được sa thải nhân viên vì “từ chối đi công tác xa”?

Như đã đề cập ở phần trên, nếu công việc mà các bên đã thảo thuận trong hợp đồng có tính chất linh hoạt, cần thay đổi nhiều địa điểm khác nhau thì khi công việc yêu cầu, người lao động sẽ phải thực hiện nhiệm vụ mà công ty giao cho.

Nếu từ chối đi công tác, người lao động có thể bị xem xét là vi phạm nội quy lao động của công ty. Căn cứ mức độ vi phạm và quy định về xử lý kỷ luật lao động tại nội quy của công ty mà người lao động có thể bọ xử lý kỷ luật theo hình thức như:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương.

- Cách chức.

- Sa thải.

Riêng hình thức kỷ luật sa thải, Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, hình thức này chỉ được áp dụng với những người lao động có hành vi vi phạm sau:

- Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.

- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.

- Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Đối chiếu với các trường hợp trên, có thể thấy hành vi từ chối đi công tác xa không thuộc các nhóm hành vi bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định.

Tuy nhiên, cũng căn cứ vào quy định trên, nếu người lao động từ chối đi công tác xa mà đã bị kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức nhưng chưa được xóa kỷ luật lại tái phạm hành vi này thì có thể sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, đuổi việc.
 
 


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !