Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NHỮNG BẤT CẬP KHI LÀM THỦ TỤC XIN CẤP THẺ ABTC?

1. Thẻ ABTC là gì?

 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định thì thẻ ABTC là tên gọi tắt của thẻ đi lại doanh nhân APEC, là một loại thẻ do cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của mình sau khi nhận được sự đồng ý cho phép nhập cảnh từ các nền kinh tế thành viên khác.

 

+ Thẻ ABTC có hai dạng là thẻ cứng và thẻ điện tử. Thẻ ABTC cứng và thẻ ABTC điện tử

     

    + Doanh nhân Việt Nam có quyền lựa chọn cấp thẻ ABTC cứng hoặc thẻ ABTC điện tử.

 

2. Thủ tục cấp thẻ ABTC
 

2.1. Hướng dẫn về việc cấp mới thẻ ABTC:
         

 Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định
         

 - Thành phần hồ sơ:
 

+ 01 tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC (mẫu TK06) ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức cán bộ của các ngành kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp;

 

+ 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền màu trắng;

 

+ 01 bản chính văn bản đề nghị cấp thẻ ABTC do lãnh đạo của cơ quan, tổ chức hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (mẫu CV02) ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ;
 

+ 01 bản chính văn bản cho phép sử dụng thẻ của cấp có thẩm quyền được cấp trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; trường hợp quá thời hạn 06 tháng, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền cấp lại văn bản cho phép doanh nhân sử dụng thẻ ABTC.
 

Bước 2: Nộp hồ sơ
 

+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp mới thẻ ABTC cho doanh nhân đang ở Việt Nam trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, tp. Hà Nội) hoặc số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, tp. Hồ Chí Minh) hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
 

+ Cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
 

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận; yêu cầu nộp lệ phí.

 

- Trường hợp hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì cán bộ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
 

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể cử người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thay cho doanh nhân.

 

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
 

Bước 3: Nhận kết quả
 

- Đối với thẻ ABTC cứng: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp mới thẻ ABTC cứng cho doanh nhân trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính.
 

- Đối với thẻ ABTC điện tử: doanh nhân nhận thông tin tài khoản đăng nhập thẻ ABTC điện tử trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
 

+ Trường hợp không đồng ý cấp thẻ ABTC thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do.
 

* Thời gian trả kết quả: trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
 

- Thời hạn giải quyết: 27 ngày.

 

- Đối tượng thực hiện: doanh nhân Việt Nam; cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
 

- Kết quả: thẻ ABTC cứng hoặc thẻ ABTC điện tử hoặc cả hai hình thức thẻ.
 

- Phí, lệ phí: 1.200.000 VNĐ/01 thẻ. 
 

3. Hướng dẫn về việc cấp lại thẻ ABTC:
          

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định
          

- Thành phần hồ sơ:
          

+ 01 tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC (mẫu TK06) ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức cán bộ của các ngành kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp.
          

+ 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền màu trắng.
          

+ Đối với trường hợp doanh nhân đề nghị cấp lại thẻ ABTC do thẻ ABTC cũ gần hết giá trị sử dụng thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp thêm 01 bản chính văn bản xác nhận doanh nhân vẫn giữ nguyên vị trí công tác so với lần cấp thẻ trước đó và thẻ ABTC cứng nếu có.
          

+ Đối với trường hợp doanh nhân được cấp hộ chiếu mới thì doanh nghiệp phải nộp thêm 01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hộ chiếu mới và thẻ ABTC cứng nếu có. Trường hợp bản sao không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
          

+ Đối với trường hợp doanh nhân đề nghị bổ sung nền kinh tế thành viên vào thẻ ABTC thì doanh nghiệp phải nộp thêm thẻ ABTC cứng nếu có.
          

+ Đối với trường hợp doanh nhân bị mất thẻ ABTC cứng hoặc tài khoản đăng nhập thẻ ABTC điện tử thì doanh nghiệp phải nộp thêm đơn trình báo mất thẻ ABTC theo mẫu TK07 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ hoặc văn bản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã hủy giá trị sử dụng của thẻ ABTC báo mất theo mẫu CV04 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2023/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
          

+ Đối với trường hợp thẻ ABTC cứng bị hư hỏng thì doanh nghiệp phải nộp thêm thẻ ABTC cũ bị hư hỏng.
          

Bước 2: Nộp hồ sơ
          

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại thẻ ABTC cho doanh nhân đang ở Việt Nam trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, tp. Hà Nội) hoặc số 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, tp. Hồ Chí Minh) hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
          

- Cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
          

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận; yêu cầu nộp lệ phí.
          

Trường hợp hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì cán bộ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
         

+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể cử người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả thay cho doanh nhân.
          

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
          

Bước 3: Nhận kết quả
         

- Đối với thẻ ABTC cứng: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp mới thẻ ABTC cứng cho doanh nhân trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính.
          

- Đối với thẻ ABTC điện tử: doanh nhân nhận thông tin tài khoản đăng nhập thẻ ABTC điện tử trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
          

+ Trường hợp không đồng ý cấp thẻ ABTC thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do.
          

* Thời gian trả kết quả: trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).
         

 - Thời hạn giải quyết:
          

+ 27 ngày đối với trường hợp doanh nhân đề nghị cấp lại thẻ ABTC do thẻ ABTC cũ gần hết giá trị sử dụng.
          

+ 05 ngày làm việc đối với các trường hợp còn lại.
     

- Đối tượng thực hiện: doanh nhân Việt Nam; cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
     

- Kết quả: thẻ ABTC cứng hoặc thẻ ABTC điện tử hoặc cả hai hình thức thẻ.
     

- Phí, lệ phí: 1.000.000 VNĐ/01 thẻ. 
 

4. Những rủi ro dễ gặp phải khi tự làm thẻ Apec

 

- Không biết cách xác định hoặc xác định chưa chính xác đối tượng được cấp thẻ APEC. Trong trường hợp này, người xin thẻ ABTC không nắm rõ các điều kiện làm thủ tục xin cấp thẻ ABTC dẫn đến hồ sơ bị từ chối nhận gây mất thời gian, công sức, tiền bạc.

 

- Khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, xử lý giấy tờ làm thẻ Doanh nhân APEC. Trên thực tế, thủ tục xin thẻ ABTC yêu cầu nhiều giấy tờ, văn bản theo mẫu quy định. Bởi trong quá trình xem xét hồ sơ xin cấp thẻ, cơ quan Nhà nước có thể liên hệ, xác minh hồ sơ và có thể kiểm tra trên thực tế tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của Công ty và Doanh nhân.

 

- Khó khăn trong việc xác định địa chỉ tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp thẻ APEC. Trong quy trình làm thẻ APEC, có nhiều cơ quan liên quan như Cục thuế, Bảo hiểm, Sở Kế hoạch và đầu tư,... nếu không nắm rõ, bạn có thể bỏ sót dẫn đến hồ sơ không hợp lệ.

 

- Dễ dàng gặp rủi ro trong việc phán đoán tỉ lệ thành công của thủ tục cấp thẻ ABTC dẫn đến những sai sót không đáng có khiến bạn mất thời gian, tiền bạc và công sức.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !