Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

NGHỈ ỐM 01 NGÀY CÓ ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG KHÔNG?

1. Nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không?


Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi năm, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp sau:


- Tết Dương lịch: nghỉ 01 ngày vào ngày 01/01


- Tết Âm lịch: nghỉ 05 ngày (do Thủ tướng Chính phủ quyết định)


- Ngày Chiến thắng: nghỉ 01 ngày (ngày 30/4)


- Ngày Quốc tế lao động: nghỉ 01 ngày (ngày 01/5)


- Quốc khánh: nghỉ 02 ngày (ngày 02/9 và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)


- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: nghỉ 01 ngày (ngày 10/3 ÂL).


Từ căn cứ trên, có thể thấy nghỉ ốm đau không thuộc trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương nên khi bạn nghỉ ốm 1 ngày doanh nghiệp sẽ không phải trả lương cho bạn.


Mặt khác, theo khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 thì người lao động nếu bị ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau.


Như vậy, người lao động nghỉ ốm dù chỉ 1 ngày cũng sẽ không được trả lương, nếu đủ điều kiện có giấy nghỉ việc hưởng BHXH của cơ sở khám, chữa bệnh của có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội chi trả.


Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ ốm 01 ngày trong trường hợp bạn còn ngày phép năm thì bạn có thể dùng ngày phép để nghỉ. Trường hợp này, bạn được xem là nghỉ phép và vẫn được tính lương.

 

2. Nghỉ ốm 1 ngày nên nghỉ phép hay nghỉ chế độ bảo hiểm?

 

Khi bị ốm, người lao động có thể lựa chọn nghỉ phép hoặc nghỉ chế độ ốm đau. Tuy nhiên, mỗi chế độ lại có mức hưởng khác nhau nên người lao động cần cân nhắc kỹ.

Chế độ

Nghỉ phép

Nghỉ chế độ ốm đau

Mức hưởng khi nghỉ ốm 01 ngày

Tiền chế độ = 100% lương của ngày làm việc đó

Tiền chế độ = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ

Căn cứ

Điều 113 Bộ luật Lao động 2019

Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Từ bảng trên, có thể thấy rõ, tiền trợ cấp khi nghỉ chế độ ốm đau ít hơn hẳn khoản tiền lương khi nghỉ phép, chưa kể nhiều trường hợp người lao động còn bị đóng bảo hiểm xã hội ở mức lương thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực nhận.

 

Vì vậy, nếu còn ngày nghỉ hằng năm thì người lao động nghỉ ốm 1 ngày nên chọn phương án xin nghỉ phép để được lợi hơn.


3. Một tháng được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?


Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội là bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.


Khoản 1 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần đối với người lao động, cụ thể:


- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ tối đa:


+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm


+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm


+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên


- Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ tối đa:


+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm


+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm


+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên


Khoản 2 Điều 26 có quy định trường hợp người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y Tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:


- Được nghỉ tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần).


- Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.


Như vậy, pháp luật không quy định việc người lao động được nghỉ ốm 1 tháng bao nhiêu ngày. Số ngày nghỉ ốm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của người lao động. Luật BHXH chỉ quy định số ngày nghỉ ốm tối đa mỗi năm của người lao động dựa trên điều kiện làm việc và thời gian người đó tham gia BHXH.


Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng Bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !