Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, CÁCH TÍNH, MỨC THU ĐỐI VỚI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN?



1. Khái niệm và đối tượng chịu thuế:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó có thể xác định, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Cụ thể theo Điều 2 Luật Thuế TNDN 2020 quy định như sau:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam (thậm chí đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập nhập không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú) và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; đối với doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

2. Thu nhập tính thuế: 

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

2.1. Thu nhập chịu thuế

Doanh nghiệp có thể bị tính thuế TNDN theo quý hoặc năm (năm dương lịch). Theo đó, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Trong đó:

- Doanh thu là tổng giá trị của khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán hoặc cung ứng trong kỳ tính thuế, bao gồm cả các khoản phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

  • Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu được xác định theo giá bán chưa thuế GTGT.

  • Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu được xác định theo giá bán có thuế GTGT (giá thanh toán).

- Chi phí được trừ: là những khoản chi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Điều 9 Luật Thuế TNDN 2020, cụ thể là: 

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; 

  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Mặc dù vậy nhưng vẫn có rất nhiều các khoản chi thực tế và có chứng từ nhưng cũng không được trừ khi tính thuế TNDN được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật này.

- Các khoản thu nhập chịu thuế khác: là những khoản thu nhập không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn (một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp khác), chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định).

  • Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, thu nhập khác về quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản.

  • Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản.

  • Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

  • Lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi do bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái.

  • Hoàn nhập các khoản dự phòng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán.

  • Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá nợ nay đòi được, thu từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót, năm nay mới phát hiện ra.

  • Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài.

  • Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính vào doanh thu.

  • Các khoản thu nhập từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết trong nước.

  • Thu nhập từ tiêu thụ phế liệu, chế phẩm sau khi trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ; thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hay hiện vật….

Ngoài ra doanh nghiệp còn nên chú ý các thu nhập được miễn thuế theo Điều 4 Luật này.

2.2. Các khoản lỗ:

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. Cần lưu ý, doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán trừ vào thu nhập chịu thuế của năm sau, thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, quá thời hạn 5 năm mà số lỗ chưa được kết chuyển hết, thì số lỗ còn lại không được trừ vào thu nhập chịu thuế của các năm tiếp theo (theo Điều 16 Luật Thuế TNDN 2020).

3. Thuế suất thuế TNDN:

Điều 10 Luật Thuế TNDN 2020 quy định như sau:

“1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 13 của Luật này.

Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.

3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.”

Ngoài ra, thuế suất được hướng dẫn chi tiết hơn tại Nghị định 09/VBHN-BTC quy định chi tết và hướng dẫn thi hành luật Thuế TNDN.

4. Phương pháp tính thuế:

Như vậy, số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN.

Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì xác định:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ khoa học và công nghê) x Thuế suất thuế TNDN.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !