Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

PHÂN BIỆT CHIẾM HỮU NGAY TÌNH VÀ CHIẾM HỮU KHÔNG NGAY TÌNH

1. Định nghĩa chiếm hữu ngay tình và không ngay tình

a) Chiếm hữu ngay tình là gì

Trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình tại điều 180 như sau:

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Ví dụ: A vay tiền B và bị khởi kiện sau đó thi hành án là một mảnh đất, sau khi thi hành án, mảnh đất được bán và sang tên cho C. Sau đó bản án bị hủy do A đã trả tiền cho B trước đó, trong trường hợp này C là người chiếm hữu ngay tình. Căn cứ về chiếm hữu ngay tình đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên B và bán cho C và đã sang tên do đó đây được hiểu là trường hợp chiếm hữu ngay tình.

* Đặc điểm: 

– Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

– Trong trường hợp trên chủ sở hữu có thể khởi kiện yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập hoàn trả lại các chi phí và bồi thường thiệt hại.

– Đối với nguyên vật liệu chiếm hữu đã tạo ra sản phẩm khác thì chủ sở hữu nguyên vật liệu là chủ sở hữu ngay tình của sản phẩm.

– Nếu sử dụng nguyên vật liệu của người khác và ngay tình trở thành chủ sở hữu thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu đó.

b) Chiếm hữu không ngay tình: Ngược lại với chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu không ngay tình được quy định tại điều 181 Bộ luật Dân sự 2015

“ Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”

Ví dụ: A lấy xe (bao gồm cả giấy tờ) của B sau đó bán cho C, C đem xe đi bán cho D (giấy viết tay); việc sở hữu của D được coi là không ngay tình do trong trường hợp này D phải biết rằng mình ko có quyền đối với tài sản chiếm hữu. Việc mua bán xe phải tiến hành sang tên đổi chủ.

2. Phân biệt chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình:


Tiêu chí

Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình

Căn cứ pháp lý

Điều 180 BLDS 2015.

Điều 181 BLDS 2015.

Căn cứ niềm tin

Có niềm tin và căn cứ pháp luật để tin rằng mình có quyền sở hữu đối với tài sản được chiếm hữu

Không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.

Biết rằng mình chiếm hữu không ngay tình hoặc đáng ra phải biết.

Chế độ pháp lý

Trở thành chủ của tài sản đang chiếm hữu

Có quyền khai thác tài sản đang chiếm hữu đó

Không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp.

Hậu quả pháp lý

Người chiếm hữu có thể trở thành chủ sở hữu:

* Đối với bất động sản: trong vòng 30 năm (Điều 236 BLDS 2015).

* Đối với động sản: trong vòng 10 năm (Điều 236 BLDS 2015).

Người chiếm hữu sẽ phải:

buộc chấm dứt việc chiếm hữu thực tế 

trả lại cho chủ sở hữu

bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra

(theo Điều 579 và Khoản 1 Điều 581 BLDS 2015).


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !