Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

TRỐN TRUY NÃ HƠN 20 NĂM CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?

1. Đối tượng bị truy nã bao gồm những ai?


Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về đối tượng bị truy nã bao gồm:


- Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.


- Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.


- Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.


- Người bị kết án tử hình bỏ trốn.


- Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.


2. Trốn truy nã trên 20 năm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?


Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:


- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;


- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;


- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;


- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Đồng thời, xét theo khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 thì nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. Như vậy, có nghĩa là tội phạm trốn truy nã trên 20 năm hay bao lâu đi chăng nữa thì thời hạn sẽ tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ nên vẫn có thể tiến hành điều tra, khởi tố, xét xử tiếp giai đoạn đang gian dở của vụ án theo quy định pháp luật.


3. Không bắt được người bị truy nã thì có xét xử được không?


Khoản 1 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc có mặt của bị cáo tại phiên tòa, theo đó bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Trong trường hợp bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.


Quy định trên được làm rõ hơn khi tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo, một trong số đó bao gồm việc bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả. Như vậy, trong trường hợp bị cáo đã bỏ trốn mà việc truy nã không có kết quả thì tòa án được quyền xét xử vắng mặt bị cáo.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !