Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIẤY PHÉP KINH DOANH LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH? DỊCH VỤ?


1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm cụ thể về GPKD. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp là: “Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh”. Theo đó có thể xác định, GPKD là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2020 (gồm 229 ngành, nghề), và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.sô

Vậy nên, GPKD là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động trong một ngành, nghề có điều kiện nhất định để được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. GPKD là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực đó và là cơ sở giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn. Một số loại GPKD phổ biến như giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh trang thiết bị y tế...

2. Đối tượng và điều kiện được cấp GPKD:

Những đối tượng sau được cấp giấy phép kinh doanh nếu đủ điều kiện: Cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

2.1. Đối với cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước: Tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà cá nhân, tổ chức đó phải đáp ứng điều kiện liên quan để được cấp GPKD. Một số điều kiện chủ yếu là:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất;

  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề;

  • Điều kiện về vốn pháp định.



2.2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp GPKD cụ thể như sau:

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá:

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD;

  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

  • Đáp ứng điều kiện:

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD;

  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

  • Đáp ứng tiêu chí:

  • Phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành;

  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

  • Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. Nội dung giấy phép kinh doanh:

Nội dung cụ thể của GPKD sẽ tùy thuộc vào ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đề nghị cấp. Thông thường GPKD sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

- Hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;

- Phạm vi các hoạt động kinh doanh;

- Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

- Thời hạn của giấy phép;

- Các nội dung khác.

Theo đó, thời hạn tồn tại của GPKD được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ghi vào giấy phép này, thường từ vài tháng đến vài năm, khác với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ do nhà đầu tư quyết định và thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó.

4. Dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh tại Luật Khang Trí:

Luật Khang Trí cung cấp dịch vụ trọn gói về đăng ký giấy phép kinh doanh cho cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, cụ thể như:

  • Tư vấn ngành nghề kinh doanh: Chuẩn hoá theo quy định pháp luật doanh nghiệp 2020.

  • Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp GPKD và đại diện khách hàng làm thủ tục xin cấp GPKD.

Thông qua việc phân tích ưu, nhược điểm, tiềm năng phát triển của từng loại hình doanh nghiệp để khách hàng đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !