Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Chuyển nhượng đất được xem là việc chuyển giao quyền sử dụng đất giữa người sử dụng đất cho những người được chuyển nhượng. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ những quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

1.               Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Pháp luật về đất đai không đưa ra một khái niệm cụ thể về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng vẫn có thể hiểu về hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức thỏa thuận của chủ sở hữu muốn chuyển giao đất cùng quyền sử dụng của mình cho người nhận chuyển nhượng. Khi đó, chủ sở hữu sẽ nhận được một số tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất như trong thỏa thuận.

Về bản chất, chuyển quyền sử dụng đất là giao dịch dân sự có đối tượng đặc biệt về quyền sử dụng đất.  Có thể hiểu hoạt động này là sự chuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể với nhau và bắt buộc phải tuân theo những quy định trong Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật về đất đai do Nhà nước thiết lập. 

Theo Điều 4 Luật Đất đai, đất thuộc sở hữu toàn dân và được Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý. Do đó, Nhà nước cho phép chuyển quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất là quyền dân sự có tính đặc thù, bởi:

  •   Là quyền tài sản gắn liền với tài sản đặc biệt là đất đai

  •  Có phạm vi chủ thể tham gia bị hạn chế, không phải ai cũng có quyền được chuyển nhượng đất đai

  •  Do đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do đó các hình thức, thủ tục thực hiện các quyền năng của người sử dụng đất được pháp luật quy định một cách chặt chẽ

2.               Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ theo điều 500 Bộ luật dân sự 2015 “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”

  • Các loại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

  •  Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  •  Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 

  •  Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất

-        Về điều kiện để có thể thực hiện chuyển quyền sử dụng đất:

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 đã quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

  • Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

  • Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

  • Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính

-                Về hình thức và nội dung của Hợp đồng:
Có thể thấy, đất đai được đưa vào nhóm đối tượng có tính chất đặc thù đặc biệt nên khi giao kết hợp đồng về đất đai, Nhà nước yêu cầu các chủ thể phải lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định pháp luật.
Nội dung giao kết trong  hợp đồng chuyển nhượng là sự tự do thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất vẫn không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

-                Về thủ tục của Hợp đồng:
Khi thực hiện các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất buộc phải theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đất đai hay pháp luật khác có liên quan đưa ra. Như việc xác lập đối tượng của hợp đồng, người giao kết, thời điểm, phương thức thực hiện và quan trọng phải được công chứng của phòng công chứng được cấp phép hoạt động.

-                Về thời điểm có hiệu lực: 
Theo quy định tại điều 503 của Bộ luật Dân sự 2015 thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng đất đai là kể từ thời điểm đăng ký đúng theo quy định. 

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !