Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

GIAO DỊCH LIÊN KẾT LÀ GÌ? QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT?

Khái niệm về giao dịch liên kết

Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: “Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết”. Trong đó, các bên có quan hệ liên kết được hiểu là các bên mà trong đó có liên quan với nhau theo các hình thức như: vốn, kiểm soát, chi phối, quan hệ họ hàng…dẫn đến việc khi giao dịch này phát sinh, các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác chứ không còn tuân theo quy luật thị trường. Các bên liên kết được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, còn về cơ bản, các bên có quan hệ liên kết gồm:

a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;

b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Còn căn cứ theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm: bên mua, bên bán, thuê, cho thuê, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc thiết bị hàng hóa, cung cấp dịch vụ, vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính, mua, bán, trao đổi cho thuê, mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.

Quy định mới về giao dịch liên kết?

Trên thực tế, khi các bên thực hiện giao dịch liên kết cần phải có trách nhiệm và tuân thủ những quy định theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP như sau:

- Trách nhiệm kê khai kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết và giải trình chi tiết việc lập, cơ sở lập khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính.

- Giá giao dịch liên kết sẽ được xác định theo nguyên tắc so sánh với giao dịch độc lập tương đồng và nguyên tắc bản chất quyết định hình thức để loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động.

- Doanh nghiệp nếu có phát sinh giao dịch liên kết thì phải kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thanh toán cho bên liên kết không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

Thứ hai, bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế.

Thứ ba, bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho người nộp thuế.

Thứ tư, bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.

Cuối cùng là, tuân thủ điều khoản về kê khai giao dịch liên kết.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !