Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

SO SÁNH QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (HĐLĐ) GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG (NLĐ) VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (NSDLĐ)


Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là gì? 

Theo Điều 13 BLLĐ 2019 HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Bên cạnh còn có những thỏa thuận với tên gọi khác nhưng nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì cũng được coi là HĐLĐ.

Về nguyên tắc, khi một HĐLĐ được ký kết sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong suốt thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp HĐLĐ được chấm dứt trước hạn bởi nhiều lý do khác nhau được quy định tại Điều 34 BLLĐ 2019, trong đó có trường hợp do một trong hai bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là trường hợp một bên trong quan hệ lao động tự ý chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn mà không có sự thỏa thuận hoặc đồng ý chấm dứt HĐLĐ của bên còn lại trong quan hệ HĐLĐ theo quy định của pháp luật.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi pháp lý đơn phương của các chủ thể trong quan hệ HĐLĐ.

Thế nào là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật?

Mặc dù pháp luật cho phép các bên trong quan hệ HĐLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, song việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ không thể thực hiện một cách tùy tiện mà luôn có những ràng buộc và hạn chế nhất định. Ví dụ như thời hạn báo trước, trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ,... được quy định tại Điều 35,36,3 BLLĐ 2019. Do đó, Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của BLLĐ 2019 (Căn cứ pháp lý Điều 39 BLLĐ 2019). Điều này đặt ra nhằm tránh được những hậu quả xấu phát sinh trong việc chấm dứt HĐLĐ cũng như khuyến khích các bên ý thức và nghiêm chỉnh hơn trong việc chấp hành HĐLĐ mà 2 bên đã kí kết , hạn chế việc chấm dứt HĐLĐ không cần thiết hoặc không chính đáng. 

So sánh quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ giữa NLĐ với NSDLĐ:
 

Tiêu chí so sánh

NLĐ

NSDLĐ

Căn cứ pháp lý

Điều 35, 40, 48 BLLĐ 2019

Điều 36, 37, 41, 49 BLLĐ 2019

Trường hợp không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Điểm đ khoản 1 Điều 5 BLLĐ có quy định Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một trong các quyền của NLĐ nên pháp luật không có quy định về trường hợp NLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, mà chỉ ràng buộc về thời hạn thông báo việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ và những nghĩa vụ khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được NSDLĐ đồng ý.

3. NLĐ nữ mang thai; NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ

- HĐLĐ không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày

- HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: ít nhất 30 ngày

- HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2016: ít nhất 03 ngày làm việc

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù: thời hạn theo Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Trường hợp chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

(khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019)

d) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;


e) NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;


(khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2019)

Trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên

NSDLĐ có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả.

Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của BLLĐ 2019

1. Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Sau khi được nhận lại làm việc, NLĐ hoàn trả cho NSDLĐ các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt HĐLĐ.

3. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ

Có thể thấy, các điều kiện về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ được yêu cầu chặt chẽ hơn so với NLĐ như thủ tục báo trước, những trường hợp không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ… Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi trong quan hệ lao động, NLĐ luôn ở vị thế yếu hơn, do đó, những quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm bảo đảm cho NSDLĐ không lạm quyền chấm dứt HĐLĐ, gây khó khăn cho NLĐ.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !