Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ XÚC PHẠM, BÔI NHỌ DANH DỰ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?


1. Cá nhân có quyền gì với hình ảnh của mình?

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định như sau: 

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, ngoài ra việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh.

Ngoài ra theo quy định tại điều này, những người sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác phải được người đó đồng ý, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn có trường hợp sử dụng hình ảnh mà không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh cá nhân của mình. Việc người khác sử dụng hình ảnh trái phép thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

2. Hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, khoản 37 Điều 1 Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội: 

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín …, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Căn cứ khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả do thực hiện hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng mạng xã hội: “Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này”.

Để xem hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì còn phải căn cứ vào hành vi xúc phạm này có nghiêm trọng không, việc đánh giá mức độ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố do cơ quan điều tra xác định thì mới có thể kết luận người xúc phạm đó có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội làm nhục người khác).


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !