Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

QUY ĐỊNH QUYỀN CHIẾM HỮU CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CHỦ SỞ HỮU ỦY QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN?

Khái niệm chiếm hữu

Theo Điều 179 Bộ luật dân sự 2015 Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Quyền chiếm hữu là gì?

Quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể được nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, quyển chiếm hữu là một trong ba nội dung pháp lý của quyền sở hữu.

Quy định pháp luật về chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật

Theo Điều 165 Bộ luật dân sự 2015, chiếm hữu có căn cứ pháp luật về việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

- Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản

Theo khoản 1 Điều 187 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản: “Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.”

Nội dung của điều luật đề cập đến quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản. Trên cơ sở quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thực hiện hành vi chiếm hữu theo ý chí của chủ sở hữu và bị giới hạn về phạm vi quyền, về cách thức chiếm hữu, về thời hạn chiếm hữu. Mục đích chiếm hữu tài sản của người được ủy quyền quản lý là vì lợi ích của chủ sở hữu tài sản (là người ủy quyền quản lý tài sản).

Theo khoản 2 Điều 187 Bộ luật dân sự 2015: “Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 Bộ luật này.”

Cụ thể, Điều 236 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Ví dụ: 

Bà A phải đi công tác ở nước ngoài nên đã ủy quyền cho bà B quản lý chiếc laptop của mình. Nhưng đã hơn 10 năm bà B không nhận được tin tức của bà A. Trong trường hợp này theo quy định của pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì bà B có thể trở thành chủ sở hữu chiếc laptop đó không? Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản được quy định như thế nào?

Điều 165 BLDS 2015 quy định việc chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản là chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 187 BLDS 2015, khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Tuy nhiên, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có không có căn cứ pháp luật

Như vậy, mặc dù bà B đã chiếm hữu chiếc laptop đó của bà A trong thời hạn hơn 10 năm nhưng theo quy định của Khoản 2 Điều 187 BLDS 2015, bà B là người đã được bà A uỷ quyền quản lý chiếc laptop đó nên bà B không thể trở thành chủ sở hữu đối với chiếc laptop.


LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !