Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CHA MẸ CHO CON ĐẤT CÓ CẦN CHỮ KÝ CỦA CÁC NGƯỜI CON KHÁC?

1. Khái quát chung về việc cha mẹ cho con đất

a) Khái niệm về việc cha mẹ cho con đất

Ta có thể hiểu rằng việc cha mẹ cho con đất là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ với con cái. Theo đó, chủ thể là bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà chủ thể đó sẽ không yêu cầu bền bù, còn chủ thể là bên được tặng cho sẽ đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và pháp luật về đất đai.
b) Điều kiện pháp lý để cha mẹ cho con đất

Để có thể làm thủ tục cha mẹ cho con đất, cha mẹ cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ hai trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp 1: Chủ thể là người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, sẽ không được cấp giấy chứng nhận nhưng sẽ được quyền tặng cho.

- Trường hợp 2: Theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; hay được quyền tặng cho đất đai trong trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì chủ thể là người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).

Ngoài ra, để có thể làm thủ tục cha mẹ cho con đất thì quyền sử dụng đất phải không bị kê biên nhằm mục đích bảo đảm thi hành án; đất để bố mẹ tặng cho không có tranh chấp và phải còn trong thời hạn sử dụng đất.
c) Hình thức của việc cha mẹ cho con đất

Việc bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất của bố mẹ sang cho con sẽ cần phải lập thành hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Cụ thể, nội dung hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sẽ do hai bên tự thỏa thuận, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của các người con khác?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để biết cha mẹ có cần xin ý kiến và chữ ký của những người con khác khi cho con đất không, chúng ta sẽ cần phải xem xét hai trường hợp sau đây:

a) Đất là tài sản chung của cha, mẹ

Theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng đều sẽ bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Bên cạnh đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Không những thế, dựa vào Điều 35 của Bộ luật này, vợ chồng sẽ thoả thuận về việc định đoạt, sử dụng tài sản chung và khi định đoạt tài sản chung là bất động sản (hay còn gọi là nhà, đất) thì sẽ cần phải có sự thoả thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng.

Cũng chính vì nguyên nhân đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi cha mẹ muốn tặng cho con đất sẽ chỉ cần hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, việc tặng cho con đất sẽ không cần xin ý kiến hay chữ ký của bất kỳ người nào khác kể cả những người con khác. Qua những quy định cụ thể trên, ta thấy rằng nếu đất là tài sản chung của cha mẹ thì khi muốn tặng cho một trong số những người con, cha mẹ sẽ chỉ cần thoả thuận với nhau và sẽ cùng nhau đưa ra quyết định mà không cần phải xin ý kiến cũng như không cần chữ ký của những người con khác.

b) Đất là tài sản chung của cả hộ gia đình gồm cha mẹ và các người con

Đối với trường hợp đất là tài sản chung của cả hộ gia đình gồm cha mẹ và các người con thì được hiểu là tài sản này thuộc quyền sử dụng, sở hữu và định đoạt của toàn bộ các chủ thể là những người của hộ gia đình đó. Cụ thể, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là sổ đỏ) phải ghi “hộ ông/hộ bà/hộ ông bà/hộ…” thì nhà, đất này thuộc sở hữu của cả hộ gia đình khi có các điều kiện cụ thể như: các chủ thể này có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và có quyền sử dụng đất chung…

Dựa theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi làm hợp đồng nói chung hay hợp đồng tặng cho nói riêng, trong hợp đồng này sẽ cần phải có người có tên trên sổ đỏ hoặc người được uỷ quyền ký tên. Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-NTNMT cũng quy định rằng, chủ thể là người có tên trên Sổ đỏ chỉ được ký hợp đồng tặng cho khi hợp đồng này đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó sẽ cần phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, từ quy định nêu trên, nếu đất là tài sản chung của hộ gia đình thì khi cha mẹ tặng cho đất cho một trong số những người con sẽ cần có sự đồng ý của những người con còn lại. Đối với trường hợp nếu người con không thể ký vào hợp đồng tặng cho, những người này sẽ cần phải có văn bản uỷ quyền hoặc văn bản đồng ý tặng cho được công chứng hoặc chứng thực.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !