Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

CƠ SỞ KINH DOANH XĂNG, DẦU CÓ ĐƯỢC TỰ Ý ĐÓNG CỬA, TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐƯỢCKHÔNG?

Tình trạng găm hàng xăng dầu trên toàn quốc

Theo ghi nhận của các phóng viên, người tiêu dùng tại một số khu vực miền nam như TP. Hồ Chí Minh phải xếp hàng chờ đợi rất lâu để được bán xăng và bị khống chế chỉ được mua 30.000 đồng/xe máy. Lý giải cho điều này nhiều quản lý trả lời với cùng một nội dung là vì trên cùng địa bàn có nhiều cửa hàng dừng hoạt động do đó các khách hàng mới đổ dồn về các cửa hàng đang mở cửa.



Tại kỳ điều hành ngày 03/10/2022 theo quyết định của Liên Bộ Công Thương - Tài Chính giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.732 đồng/lít, giảm 1.049 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; xăng RON95-III không cao hơn 21.443 đồng/lít, giảm 1.141 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, điều này dẫn đến việc giá xăng nhập vào của các cửa hàng cao nhưng chiết khấu lại thấp thậm chí là bằng không, có nghĩa khi cộng phí vận chuyển thì DN bán lẻ mua vào với giá cao hơn giá bán lẻ quy định. Theo đó, các chi phí như nhân công, điện nước thì lại không giảm mà việc kinh doanh xăng dầu phải bán theo giá trần được quy định. Các doanh nghiệp vì vậy mà rơi vào cảnh thua lỗ dẫn đến việc tự ý găm hàng, bán cầm chừng, bán theo giờ hoặc treo bảng “hết xăng, còn dầu”. Có thể nói một số cây xăng đang tìm mọi cách để đóng cửa, tạm ngừng không bán hàng.

Tự ý đóng cửa, ngừng kinh doanh xăng dầu có được không?

Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu liên quan đến việc tự ý đóng cửa, ngừng kinh doanh như sau:

1. Kiểm soát cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.

2. Thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng bán hàng gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ghi rõ lý do ngừng bán hàng.

3. Niêm yết giá bán các loại xăng dầu và bán đúng giá niêm yết.

4. Tại khu vực bán hàng, chỉ được treo biển hiệu của thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. Biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.

5. Ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng, thuận tiện cho quan sát của người mua hàng.

6. Chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).

7. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.

8. Trước ba mươi (30) ngày, trước khi ngừng lấy hàng của thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải báo cáo và đề nghị Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.”

Theo quy định của điều này, các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải có thông báo bằng văn bản gửi Sở Công Thương - nơi cấp giấy phép kinh doanh và trong văn bản này phải nêu rõ lý do không thể tiếp tục bán xăng dầu. 

Các cơ sở kinh doanh không được phép tự ý đóng cửa, ngừng kinh doanh mà phải báo cho cơ quan có thẩm quyền biết và chỉ được ngừng bán sau khi được chấp thuận bằng văn bản, trừ một số lý do khách quan khác.

Tự ý đóng cửa, ngừng kinh doanh xăng dầu bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Theo khoản 4 Điều 35 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí thì chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:


“a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.”

Như vậy tự ý đóng cửa, ngừng kinh doanh xăng dầu mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định như trên.

Xử phạt hình sự

Bên cạnh việc xử phạt hành chính, nếu các cơ quan chức năng phát hiện quản lý, chủ cây xăng có hành vi găm hàng để chờ xăng tăng giá và có đủ các yếu tổ cấu thành hành vi phạm tội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đầu cơ theo quy định tài Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả thì hành vi có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng - 15 năm. Cá nhân vi phạm phải đối diện với mức hình phạt cao nhất lên đến 5 tỷ đồng còn pháp nhân thương mại thì lên đến 9 tỷ.


Mới đây, tại Công văn 1155/BCT-TTTN, Bộ Công Thương đã yêu cầu xem xét đình chỉ hoặc tước Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu nếu các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoặc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu tạm ngừng hoặc hạn chế bán hàng mà không có lý do chính đáng.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !