1. Scan là gì?
Hiện nay, pháp luật không quy định hay giải thích thế nào là scan, nhưng ta có thể hiểu scan là việc chuyển các dữ liệu trên giấy tờ, tài liệu (như hợp đồng, tạp chí, văn bản…) hay cả hình ảnh trên giấy thành dữ liệu, hình ảnh, file lưu trữ trên máy tính, điện thoại thông qua một chiếc máy scan, máy in có tính năng scan hoặc qua ứng dụng scan trên điện thoại thông minh. Nghĩa là scan chuyển các giấy tờ bản cứng sang các file (tệp tin, tài liệu) “ảo” trên máy tính.
2. Sao chép là gì?
Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) quy định như sau: “Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
3. Scan có phải là hình thức sao chép tác phẩm?
Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, bản gốc, bản sao của tác phẩm được định nghĩa như sau:
“4. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.
5. Bản sao của tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
Như vậy, từ các quy định nêu trên, ta có thể hiểu scan thực chất là đang tạo ra một bản sao của tác phẩm gốc nên cũng được xem là hành vi sao chép tác phẩm. Do đó, tùy thuộc vào mục đích sao chép mà tổ chức, cá nhân khi scan phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc không cần theo từng trường hợp được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hotline: 0983 198 382
Email: luatkhangtri@gmail.com
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.