Thành công của khách hàng

Là thành công chúng tôi

Tiếng Việt English

HỌC NGHỀ LÀ GÌ? TẬP NGHỀ LÀ GÌ? KÝ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ, TẬP NGHỀ CẦN LƯU Ý GÌ?

1. Học nghề là gì?

Theo Khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động 2019: “Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.

Như vậy, học nghề có thể hiểu là hoạt động mà người sử dụng lao động thực hiện đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho người lao động, được thỏa thuận dưới hình thức hợp đồng đào tạo. Học nghề khác với thử việc bởi hợp đồng học nghề là hợp đồng đào tạo trong khi hợp đồng thử việc thì không, người thử việc không hề được đào tạo như người học nghề mà chỉ thử việc, làm những công việc như thỏa thuận hợp đồng.

2. Tập nghề là gì?

Theo Khoản 2 Điều 61 Bộ luật lao động 2019: “Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc

Như vậy, tập nghề cũng tương tự với học nghề, điều khác biệt là đối với tập nghề, người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí làm tại nơi làm việc chứ không dạy kiến thức chuyên môn, lý thuyết. Tức là tập nghề thiên về thực hành và làm việc hơn so với học nghề.

3. Ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần lưu ý gì?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 61 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Theo đó, tại Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp. Đồng thời, khi ký hợp đồng học nghề, tập nghề cần lưu ý các nội dung sau:

- Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;

- Địa điểm đào tạo;

- Thời gian hoàn thành khóa học;

- Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

- Thanh lý hợp đồng;

- Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung nêu trên còn phải đảm bảo các nội dung sau:

- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

 

LIÊN HỆ LUẬT KHANG TRÍ:

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, chuyên nghiệp, hệ thống tổng đài của chúng tôi luôn phục vụ 24/24h nhằm mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Hotline: 0987 140 772

Email:

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Luật Khang Trí – Giải pháp của thành công !